Viêm Lợi Trùm Răng Cửa: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Dứt Điểm

Viêm lợi trùm răng cửa xảy ra khi phần lợi xung quanh răng cửa bị viêm nhiễm, thường gặp ở những trẻ đang trong quá trình mọc răng sữa. Tình trạng này khiến lợi sưng tấy, đỏ, khó chịu và đau nhức. Các biện pháp chăm sóc cần được thực hiện sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, trẻ chán ăn và bỏ bú.

Viêm lợi trùm răng cửa
Thông tin cơ bản về dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp khắc phục viêm lợi trùm răng cửa

Viêm lợi trùm răng cửa là gì?

Viêm lợi trùm răng cửa là tình trạng viêm mô nướu bao trùm lên răng cửa đang mọc. Tình trạng này khiến lợi sưng tấy, phù nề, vùng ảnh hưởng ửng đỏ và đau rát, trẻ có xu hướng bỏ bú / kém ăn, thường xuyên cáu gắt và quấy khóc.

Viêm lợi trùm có thể gặp ở trẻ em và người lớn, xảy ra ở bất kỳ răng nào trên cung hàm. Trong đó viêm lợi trùm răng cửa thường gặp ở trẻ đang trong quá trình mọc răng sữa (khoảng 6 tháng đến 1 tuổi).

Thông thường các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể làm dịu nướu răng sưng viêm và giảm đau. Những trường hợp nhiễm trùng có thể được hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc dẫn lưu mủ.

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm răng cửa

Viêm lợi trùm răng cửa thường liên quan đến quá trình mọc răng tự nhiên. Nhiều trường hợp khác có lợi trùm bị viêm do nhiễm trùng. Cần xác định nguyên nhân để có các phương pháp điều trị thích hợp nhất.

1. Mọc răng

Viêm lợi trùm răng cửa thường xảy ra ở trẻ, do quá trình mọc răng tự nhiên. Nướu răng / lợi là một phần quan trọng của niêm mạc miệng, giúp bảo vệ và đảm bảo răng được giữ chắc trên cung hàm. Tuy nhiên nhiều trường hợp có lợi trùm bao phủ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.

Khi răng bắt đầu mọc, sự nhú lên khiến mô lợi bị tổn thương và kích thích phản ứng viêm tại chỗ. Từ đó gây ra tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ.

Viêm lợi trùm răng cửa có thể xảy ra trong quá trình mọc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp không nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể tự giảm và mất đi.

Viêm lợi trùm răng cửa thường do răng mọc
Viêm lợi trùm răng cửa thường do răng mọc làm tổn thương mô nướu và kích thích phản ứng viêm

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây viêm lợi trùm răng cửa. Sự nhân lên và tăng tiết độc tố của vi khuẩn khiến mô nướu bị viêm. Điều này dẫn đến phù nề, tấy đỏ và đau nhức.

Viêm lợi trùm răng cửa do nhiễm trùng thường gặp ở những người có chế độ ăn uống nhiều đường và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Vụn thức ăn và đường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành mảng bám và cao răng. Ngoài viêm lợi trùm, nhiễm khuẩn còn gây sâu răng, viêm nha chu cùng nhiều tình trạng răng miệng khác.

3. Hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ hoặc suy yếu do bệnh lý/ thuốc… đều làm tăng nguy cơ viêm lợi trùm răng cửa. Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mô, protein, cơ quan cùng những tế bào đặc biệt. Chúng phối hợp với nhau để chống lại tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi sinh vật…)

Khi hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra các tình trạng viêm. Do đó sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng có thể gây viêm nướu răng cũng như viêm lợi trùm.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng cửa

Những trường hợp bị viêm lợi trùm răng cửa sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây:

Viêm lợi trùm răng cửa gây đau nhức, nướu sưng đỏ
Viêm lợi trùm răng cửa gây đau nhức, nướu sưng đỏ, trẻ sốt và quấy khóc thường xuyên
  • Lợi trùm răng cửa (mô nướu trùm lên răng cửa hàm trên hoặc dưới) phù nề, sưng tấy và ửng đỏ
  • Sờ vào nướu viêm thấy ấm hơn các vị trí khác
  • Đau nhức
  • Ăn uống không ngon, trẻ bỏ bú hoặc chán ăn
  • Sốt từ 38 – 39 độ C
  • Thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu gắt, quấy khóc
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
  • Sưng hạch ở cổ hoặc góc hàm
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Chảy máu nướu răng

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng có thể nhẹ và thoáng qua hoặc nghiêm trọng và kéo dài.

Viêm lợi trùm răng cửa có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp viêm lợi trùm răng cửa xảy ra do quá trình mọc răng gây tổn thương và kích thích viêm ở mô nướu. Tình trạng này không nguy hiểm, các triệu chứng thoáng qua hoặc giảm nhanh khi áp dụng các biện pháp chăm sóc.

Viêm lợi trùm răng cửa do viêm nhiễm có mức độ nguy hiểm, các triệu chứng thường kéo dài và cần được chăm sóc. Những triệu chứng khiến trẻ khó chịu, kém ăn, mất ngủ và thường xuyên quấy khóc. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra viêm nhiễm không được kiểm soát có thể kéo thêm nhiều vấn đề sau:

  • Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, răng vĩnh viễn mọc chậm, xô lệch hoặc chen chúc
  • Sâu răng
  • Co giật do sốt cao
  • Suy giảm sức khỏe tổng thể

Điều trị viêm lợi trùm răng cửa

Viêm lợi trùm răng cửa thường nhẹ, thuyên giảm nhanh bằng các biện pháp chăm sóc, không cần điều trị y tế. Tuy nhiên những trường hợp bị sốt hoặc viêm nhiễm nặng cần dùng thuốc uống/ bôi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Những biện pháp chăm sóc và điều trị viêm lợi trùm răng cửa hiệu quả gồm:

1. Chăm sóc, điều trị tại nhà

Những biện pháp chăm sóc và điều trị viêm lợi trùm tại nhà có thể khắc phục tình trạng và giảm nhanh các triệu chứng. Ngoài ra đây là những biện pháp an toàn, có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh.

  • Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách

Để ngăn vi khuẩn phát triển và đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cụ thể:

Uống nước sau khi bú hoặc ăn dặm
Uống nước sau khi bú hoặc ăn dặm để khoang miệng được làm sạch, ngăn vi khuẩn phát triển, giảm viêm
    • Uống nhiều nước: Cho trẻ uống nước sau khi bú hoặc ăn dặm. Biện pháp này giúp phòng ngừa khô miệng. Từ đó hạn chế vi khuẩn phát triển. Ngoài ra uống nước sau khi ăn xong còn giúp làm sạch khoang miệng, ngăn vụn thức ăn hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
    • Rơ miệng: Biện pháp này giúp làm sạch vi khuẩn và nấm ở lưỡi. Từ đó hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm lợi trùm răng cửa.
    • Chải răng: Chải răng đều đặn, ít nhất 2 lần mỗi ngày. Dùng dùng kem đánh răng chữa viêm lợi hoặc chứa flour, bàn chải có đầu chải mềm và kích thước phù hợp với khuôn hàm. Điều này giúp làm sạch bề mặt và ngóc ngách của răng, tránh vi khuẩn phát triển làm tăng mức độ viêm lợi trùm răng cửa.
    • Dùng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa sau ăn xong để làm sạch kẽ răng. Từ đó phòng ngừa vi khuẩn gây viêm nướu răng và sâu răng.
    • Dùng dung dịch súc miệng: Sau khi chải răng, dùng dung dịch súc miệng phù hợp để tăng khả năng làm sạch mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó tạo điều kiện cho răng mọc bình thường và ngăn viêm lợi trùm răng cửa phát triển.
  • Súc miệng với nước muối ấm

Khi bị viêm lợi trùm răng cửa, hãy súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày 2 lần, đều đặn từ 5 – 7 ngày. Nước muối có tính sát khuẩn và chống viêm cao, giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó ngăn viêm lợi trùm phát triển và tạo điều kiện cho mô lợi lành lại.

Mặt khác, nước muối có khả năng làm se vết thương và thúc đẩy quá trình chữa lành. Đồng thời giảm đau, làm dịu vết sưng và nướu răng tấy đỏ hiệu quả. Khi áp dụng biện pháp này, hòa tan 1/2 – 3/4 thìa cà phê muối trong 400 – 500ml nước ấm. Dùng hỗn hợp để ngậm và súc miệng trong 30 giây.

  • Dùng nha đam

Ăn hoặc bôi gel nha đam vào lợi trùm răng cửa có thể giảm viêm và các triệu chứng đi kèm. Loại thảo được này chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu (vitamin A, B12, C, E, magie, kẽm, canxi…).

Nhờ các chất dinh dưỡng nêu trên, ăn nha đam mỗi ngày có thể giúp phục hồi cơ thể, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, nâng cao miễn dịch và ức chế vi trùng từ bên trong. Ngoài ra nha đam nhiều nước và có tính mát, giúp phòng ngừa và khắc phục viêm lợi nhiệt miệng cho bé.

Bôi gel nha đam vào lợi trùm răng cửa giúp làm dịu cảm giác nóng, đỏ, đau nhức. Bên cạnh đó nha đam có đặc tính kháng viêm, khi dùng có thể làm dịu tình trạng viêm sưng, sát khuẩn nhẹ nhàng. Từ đó ngăn vi khuẩn phát triển, tạo điều kiện cho mô lợi phát triển.

  • Dùng tinh dầu tràm trà

Để giảm viêm lợi trùm răng cửa và các triệu chứng, bạn có thể dùng tinh dầu tràm để súc miệng. Các nghiên cứu cho thấy, tinh dầu tràm trà chứa những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và chống virus. Khi dùng có thể ngăn vi khuẩn phát triển và hình thành ổ viêm trong khoang miệng. Từ đó giảm nguy cơ viêm miệng, viêm lợi và sâu răng.

Dùng tinh dầu tràm trà súc miệng giúp giảm viêm lợi trùm răng cửa
Dùng tinh dầu tràm trà súc miệng giúp giảm viêm lợi trùm răng cửa và các triệu chứng

Ngoài ra tinh dầu tràm trà có khả năng khử mùi hôi miệng, làm dịu viêm, giảm nhiễm trùng và tình trạng sưng tấy mô lợi. Cách sử dụng:

    • Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng
    • Hoặc nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà vào nước ấm, dùng để súc miệng mỗi ngày 3 lần.
  • Súc miệng với nước lá ổi

Nước lá ổi an toàn với trẻ em bị viêm lợi trùm răng cửa. Những hoạt chất trong loại thảo dược này giúp kháng khuẩn, ngăn viêm, làm dịu sưng và tấy đỏ. Ngoài ra nước lá ổi còn giúp phòng ngừa vi khuẩn phát triển dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm nha chu.

Khi dùng, lấy 5 đến 10 lá ổi đun với 300ml nước, thêm chút muối. Dùng nước này để súc miệng, ngậm trong 30 giây và nhổ bỏ, mỗi ngày 2 lần.

  • Dùng mật ong nguyên chất

Nếu viêm lợi trùm răng cửa liên quan đến hệ miễn dịch suy yếu và nhiễm trùng, hãy hòa tan 2 muỗng cà phê mật ong và 1/2 quả chanh trong 300 ml nước ấm, uống mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra có thể bôi trực tiếp mật ong vào lợi.

Mật ong chứa Acid Pantothenic, Albumin, vitamin và khoáng chất. Uống/ bôi mật ong giúp tăng đề kháng, sát khuẩn, giảm nhiễm trùng ở mô lợi. Ngoài ra biện pháp này còn giúp làm dịu vết sưng, giảm đau và tấy đỏ do viêm lợi trùm. Mật ong cũng giúp thúc đẩy quá trình chữa lành mô tổn thương.

  • Bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống hoặc dược phẩm để phục hồi thể trạng, chống mệt mỏi ở người bị sốt cho viêm lợi trùm răng cửa. Ngoài ra loại vitamin này giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm đau và viêm. Đồng thời tăng khả năng sát khuẩn và phục hồi tổn thương.

Uống nước ép cam, ăn kiwi, bông cải xanh, ớt chuông, quả mọng; uống viên sủi là những cách bổ sung vitamin C hiệu quả nhất.

2. Điều trị y tế

Một số trường hợp bị viêm lợi trùm răng cửa ở mức độ nặng, vi khuẩn phát triển và hình thành ổ mủ. Để điều trị thuốc hoặc/ và tiểu phẫu dẫn lưu mủ có thể được áp dụng.

  • Thuốc

Các thuốc thường được dùng trong điều trị viêm lợi trùm răng răng cửa:

Uống Paracetamol khi bị viêm lợi trùm để hạ sốt và giảm cảm giác đau nhức
Uống thuốc Paracetamol khi bị viêm lợi trùm để hạ sốt và giảm cảm giác đau nhức
    • Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau và hạ sốt, được dùng phổ biến trong điều trị viêm lợi trùm răng răng cửa. Thuốc thích hợp với người bị sốt và có cơn đau từ nhẹ đến vừa. Paracetamol có hai tác dụng chính gồm trị đau và hạ sốt.
    • Thuốc Kamistad: Đây là một loại thuốc bổ sung vitamin C cho trẻ. Thuốc giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, ngăn viêm và hỗ trợ điều trị viêm lợi trùm răng cửa.
    • Kháng sinh: Kháng sinh dạng bôi thường được dùng cho người bị viêm lợi trùm răng cửa do nhiễm trùng vi khuẩn. Thuốc giúp ức chế hoạt động gây viêm của vi khuẩn và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
    • NSAID: Đôi khi thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) được dùng để chữa viêm lợi trùm răng cửa. Thuốc có tác dụng giảm cơn đau đau vừa, trị viêm và hạ sốt.
  • Dẫn lưu mủ

Nếu viêm lợi trùm răng cửa gây ứ mủ ở vùng tổn thương, bệnh nhân có thể được tiểu phẫu dẫn lưu mủ. Thủ thuật này giúp loại bỏ vi khuẩn và ổ mủ, giảm đau và viêm sưng. Đồng thời ngăn viêm nhiễm phát triển và giúp răng mọc bình thường.

Phòng ngừa viêm lợi trùm răng cửa

Một số biện pháp có thể giảm nguy cơ mắc chứng viêm lợi trùm răng cửa:

Bổ sung probiotic, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm lành mạnh
Bổ sung probiotic, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm lành mạnh để ngăn ngừa viêm lợi trùm răng cửa
  • Bổ sung vitamin và các khoáng chất (canxi, magie, vitamin A, C, D…) từ thực đơn dinh dưỡng để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Cân bằng hệ vi sinh bằng cách bổ sung probiotic từ sữa chua.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Dùng kem đánh răng chứa flour kết hợp với bàn chải lông mềm và mảnh để mang đến hiệu quả làm sạch. Dùng thêm chỉ nha khoa cùng với dung dịch súc miệng để làm sạch khoang miệng tối đa.
  • Không cho trẻ xé và cắn đồ vật, không ăn thức ăn khô cứng và chứa quá nhiều đường. Điều này giúp ngăn trầy xước niêm mạc miệng, tránh vi khuẩn phát triển và gây viêm.
  • Khám nha khoa định kỳ (6 tháng 1 lần) để sớm phát hiện các bệnh lý nha khoa và điều trị đúng cách.

Viêm lợi trùm răng cửa thường gặp ở trẻ sơ sinh, đang trong giai đoạn mọc răng sữa. Tình trạng này gây sưng, đỏ và đau nướu nhưng thường giảm nhanh. Những trường hợp nghiêm trọng cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!