Viêm lợi trùm ở trẻ em thường gặp ở những trẻ mọc răng sữa. Tình trạng này chủ yếu do quá trình mọc răng kích thích viêm sưng mô nướu bao phủ răng. Một số trường hợp khác liên quan đến quá trình vệ sinh răng miệng và các bệnh lý nguy hiểm.
Viêm lợi trùm ở trẻ em là gì?
Viêm lợi trùm ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm phát triển ở mô nướu bao quanh răng đang mọc, thường gặp trong giai đoạn mọc răng sữa. Nướu răng có chức năng bảo vệ răng, tạo điều kiện cho răng mọc bình thường và cố định răng trên cung hàm. Tuy nhiên ở một số vị trí, lợi có thể phát triển quá mức trùm lên răng. Điều này khiến răng khó mọc và lợi dễ bị kích thích khi răng nhô lên.
Ở trẻ em, viêm lợi trùm không quá nghiêm trọng và thường tự khỏi. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do quá trình mọc răng làm tổn thương và kích thích phản ứng viêm ở mô nướu. Một số trường hợp khác liên quan đến bệnh lý khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng.
Viêm lợi trùm ở trẻ em khiến trẻ khó chịu, đau đớn, bỏ bú / chán ăn, thường xuyên quấy khóc, nướu răng sưng đỏ và sốt. Các biện pháp chăm sóc cần được áp dụng sớm để làm dịu tình trạng.
Nguyên nhân gây viêm lợi trùm ở trẻ em
So với người lớn, viêm lợi trùm ở trẻ em ít phổ biến hơn. Tình trạng này thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:
1. Mọc răng
Viêm lợi trùm ở trẻ em thường do quá trình mọc răng sữa. Trong quá trình này, răng nhô lên làm tổn thương và kích thích mô nướu trùm lên răng. Từ đó khiến lợi trùm sưng tấy, đỏ kèm theo cảm giác đau nhức, trẻ quấy khóc thường xuyên.
Viêm lợi trùm do mọc răng sữa thường không quá nghiêm trọng, các triệu chứng có thể thuyên giảm đáng kể sau vài ngày chăm sóc. Tuy nhiên nếu vi khuẩn phát triển trong kẽ hở giữa nướu – răng, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này của trẻ.
2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Trẻ nhỏ có xu hướng ăn nhiều đồ ngọt và ăn dặm thường xuyên. Điều này giúp bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển dẫn đến viêm nướu răng và viêm lợi trùm.
Ngoài ra vi khuẩn và mảng bám tích tụ do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ còn khiến răng ố vàng và tích tụ nhiều cao răng. Điều này dẫn đến sâu răng, tăng nguy cơ mất răng sữa sớm và ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ.
3. Bệnh lý
Hiếm khi viêm lợi trùm ở trẻ em liên quan đến bệnh lý. Tuy nhiên trên thực tế, một số bệnh lý nghiêm trọng (như bệnh tự miễn, các bệnh lý về máu) khiến trẻ bị viêm lợi trùm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng tự nhiên.
Cùng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, các bệnh lý tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong khoang miệng. Lâu ngày hình thành ổ viêm tại mô nướu và phát triển bệnh sâu răng ở trẻ em.
Ngoài ra các bệnh lý về máu và miễn dịch có thể cản trở quá trình tổng hợp các chất nuôi dưỡng cơ thể và tủy răng. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và sinh bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm ở trẻ em
Tùy thuộc vào nguyên nhân, viêm lợi trùm ở trẻ em có thể gây ra những triệu chứng nhẹ hoặc nặng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, sức khỏe và hoạt động ăn uống của trẻ.
Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm lợi trùm:
- Nướu răng sưng đỏ, phù nề
- Sờ vào thấy mô nướu ấm hơn các vị trí khác
- Đau nhức nướu
- Sốt
- Trẻ bỏ bú hoặc chán ăn
- Thường xuyên quấy khóc
- Cơ thể mệt mỏi, không linh hoạt
- Sưng hạch ở góc hàm
- Chảy máu nướu răng
- Hơi thở có mùi hôi
Viêm lợi trùm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm lợi trùm ở trẻ em thường nhẹ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng và có xu hướng giảm nhanh khi được chăm sóc. Tuy nhiên một số trẻ bị viêm lợi trùm kèm theo sốt cao, viêm và đau nhức nhiều, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi viêm lợi trùm phát triển và vi khuẩn lan rộng, trẻ có thể gặp một số vấn đề sau:
- Tăng nguy cơ sâu răng
- Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn
- Sốt cao khiến trẻ bị co giật
- Trẻ chán ăn dẫn đến sút cân và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
Để tránh phát sinh những vấn đề nêu trên, trẻ cần được chăm sóc và điều trị sớm.
Cách điều trị viêm lợi trùm ở trẻ em
Điều trị viêm lợi trùm ở trẻ em dựa vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng. Thông thường vệ sinh răng miệng sạch sẽ và các biện pháp chăm sóc có thể giúp giảm nhanh triệu chứng, làm dịu nướu răng bị viêm. Những trường hợp nặng hơn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nếu viêm lợi trùm ở trẻ em không nghiêm trọng, do mọc răng hoặc vi khuẩn tích tụ, bạn cần chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Biện pháp này giúp làm sạch khoang miệng, ngăn vi khuẩn phát triển, các triệu chứng nhanh chóng qua đi.
Vệ sinh răng miệng không sạch có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị khác. Cách vệ sinh răng miệng:
- Cho trẻ uống nước sau khi bú xong. Nước giúp tạo độ ẩm và làm sạch khoang miệng, ngăn vi khuẩn phát triển và hỗ trợ làm dịu tình trạng viêm.
- Cho trẻ chải răng mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi ăn xong. Dùng kem đánh răng chứa flour và bàn chải lông mềm để chải răng nhẹ nhàng và đều khắp bề mặt của răng. Điều này giúp răng được làm sạch hoàn toàn, giảm viêm lợi trùm do vi khuẩn. Đồng thời cải thiện men răng và ngăn ngừa sâu răng.
- Cho trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch sẽ răng sau khi ăn xong.
- Vệ sinh lưỡi cho trẻ.
- Dùng dung dịch nước súc miệng phù hợp với trẻ để tăng khả năng làm sạch răng miệng và loại bỏ mùi hôi miệng.
2. Bổ sung vitamin C
Cho trẻ uống nước cam, ăn ớt chuông và nhiều loại trái cây giàu vitamin C như kiwi, dâu tây, nho, quýt… Loại vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và khả năng chống nhiễm khuẩn. Từ đó ngăn vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong khoang miệng.
Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng kháng viêm, làm dịu lợi trùm sưng viêm, giảm đau nhức. Đồng thời hạ sốt và phục hồi sức khỏe tổng thể ở những trẻ bị viêm lợi trùm.
3. Súc miệng với nước muối ấm
Nước muối ấm có thể giúp điều trị viêm lợi trùm ở trẻ em, giảm nhanh các triệu chứng. Nước muối có tính kháng viêm mạnh, giúp làm dịu mô nướu tổn thương, giảm sưng và đau nhức hiệu quả.
Ngoài ra súc miệng với nước muối ấm còn giúp sát khuẩn ở cổ họng và trong khoang miệng, ngăn vi khuẩn phát triển gây sâu răng và viêm lợi trùm có mủ. Sau 5 – 7 ngày, viêm lợi trùm ở trẻ em và các triệu chứng có thể được khắc phục.
Sau khi chải răng xong, hòa tan một ít muối với nước ấm, cho trẻ súc miệng với nước muối trong 30 giây. Lưu ý đảo đều nước muối trong khoang miệng để diệt khuẩn.
4. Dùng nha đam
Hãy thử cho trẻ súc miệng với nước nha đam hoặc dùng gel nha đam bôi trực tiếp vào lợi trùm bị viêm. Nha đam (lô hội) nhiều nước, có tính mát, giàu vitamin và khoáng chất. Dùng thảo được này giúp giảm tình trạng tấy đỏ, nóng và sưng đau ở mô nướu.
Ngoài ra những hoạt chất trong nha đam còn có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn nhẹ nhàng. Đồng thời thúc đẩy chữa lành vết loét và mô nướu bị thương.
Cách dùng nha đam điều trị viêm lợi trùm ở trẻ em:
- Rửa sạch một nhánh nha đam, loại bỏ vỏ và mủ vàng
- Dùng thìa nạo lấy phần gel bên trong
- Dùng gel này để bôi trực tiếp lên lợi trùm đang sưng viêm, giữ trong 5 phút.
- Ngoài ra có thể nấu nước nha đam và cho trẻ súc miệng 30 giây, mỗi ngày 2 lần.
5. Dùng mật ong
Dùng mật ong nguyên chất có thể giúp điều trị viêm lợi trùm cho trẻ em hiệu quả. Mật ong chứa Albumin và acid Pantothenic. Những hoạt chất này có tác dụng sát khuẩn, trị viêm lợi trùm, giảm sưng đỏ và ngăn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
Vị ngọt tự nhiên và hoạt chất trong mật ong còn giúp loại bỏ mảng bám, làm dịu nướu răng sưng đau. Đồng thời cung cấp dinh dưỡng giúp phục hồi thể trạng và thúc đẩy chữa lành mô nướu.
Mật ong phù hợp với những trẻ vị viêm lợi trùm gây sốt, sưng nướu răng và nổi hạch. Hướng dẫn cách dùng mật ong hiệu quả nhất:
- Pha 1 thìa mật ong nguyên chất và một vài giọt nước cốt chanh vào 150ml nước ấm. Khuấy đều và cho trẻ uống mỗi ngày 1 ly. Cách này phù hợp với trẻ trên 2 tuổi bị viêm lợi trùm gây sốt.
- Thoa mật ong nguyên chất vào nướu sưng đau, giữ trong 10 phút, nhổ bỏ.
6. Bôi dầu dừa
Phụ huynh có thể dùng dầu dừa để chữa viêm lợi trùm tại nhà cho trẻ. Hàm lượng axit lauric trong dầu dừa có khả năng làm dịu nướu viêm, giảm đau và sưng đỏ. Ngoài ra chất này còn giúp sát khuẩn nhẹ nhàng, bảo vệ nướu răng và trị viêm lợi trùm cho trẻ em.
Thoa dầu dừa vào mô nướu cũng giúp mô nướu lành lại nhanh chóng, tạo điều kiện cho răng phát triển bình thường. Đồng thời hạn chế hình thành mảng bám và ngăn vi khuẩn sinh sôi.
Khi trị viêm lợi trùm ở trẻ em, dùng tăm bông lấy một ít dầu dừa và thoa đều lên mô nướu. Giữ điều này trong 10 phút và nhả bỏ, súc miệng lại với nước ấm.
7. Thay đổi thói quen ăn uống
Trong thời gian điều trị viêm lợi trùm ở trẻ em, phụ huynh cần cho trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ trái cây, rau xanh, thịt, cá, trứng và những loại thực phẩm lành mạnh khác. Điều này giúp tăng cường sức khỏe, kháng viêm, thúc đẩy chữa lành nướu và hỗ trợ răng phát triển bình thường.
Ngoài ra nên cho trẻ uống sữa, ăn thức ăn mềm và dễ nuốt. Đồng thời hướng dẫn trẻ nhai nhẹ nhàng bên nướu không bị viêm. Điều này giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến mô nướu, tránh đau và sưng đỏ thêm nghiêm trọng.
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm cứng, có tính nóng, thức ăn chứa nhiều đường để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
8. Thuốc trị viêm lợi trùm cho trẻ
Nếu viêm lợi trùm ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, một số loại thuốc có thể được chỉ định, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được cân nhắc dùng cho những trẻ bị viêm lợi trùm có mủ hoặc viêm nặng do vi khuẩn lan rộng. Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và ức chế hoạt động nhân lên của nó. Hầu hết trẻ được dùng kháng sinh ở dạng thuốc bôi, dùng ngắn hạn (khoảng 3 – 5 ngày).
- Paracetamol: Đây là thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em được dùng phổ biến, thích hợp với những trẻ bị viêm lợi trùm gây sốt trên 38 độ. Thuốc có tác dụng hạ sốt, trị những cơn đau từ nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Một loại thuốc chống viêm không steroid có thể được chỉ định cho trẻ bị viêm lợi trùm. Thuốc này có tác dụng trị viêm, giảm những cơn đau ở mức trung bình, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu.
- KIN Baby Gel: Bé trên 1 tháng tuổi bị viêm lợi trùm thường được hướng dẫn sử dụng KIN Baby Gel. Thuốc này chứa những hoạt chất có tác dụng làm dịu mô nướu sưng đỏ, giảm viêm và đau hiệu quả. Ngoài ra KIN Baby Gel còn giúp trị viêm lợi nhiệt miệng cho bé, chữa lành mô nướu tổn thương. Từ đó tạo điều kiện cho răng phát triển bình thường.
Phòng ngừa viêm lợi trùm ở trẻ em
Viêm lợi trùm ở trẻ em không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên nguy cơ có thể giảm khi mẹ cho trẻ áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Cho trẻ uống nhiều nước sau khi bú xong để làm sạch khoang miệng.
- Vệ sinh lưỡi cho trẻ.
- Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày. Chải răng nhẹ nhàng, khắp các bề mặt của răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Dùng bàn chải nhỏ phù hợp với khuôn miệng của trẻ, lông chải mềm mảnh.
- Dùng kem đánh răng chứa flour để cải thiện men răng, phòng ngừa sâu răng và vi khuẩn tích tụ dẫn đến viêm lợi trùm.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn trong kẽ răng.
- Dùng dung dịch súc miệng phù hợp với trẻ.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống để cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến viêm lợi trùm.
- Tránh cắn đồ vật, không ăn thức ăn cứng, thức ăn nhiều gia vị và cay nóng.
- Điều trị những tình trạng có thể gây viêm lợi trùm ở trẻ em.
- Đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng.
Viêm lợi trùm ở trẻ em chủ yếu do quá trình mọc răng. Các triệu chứng thường nhẹ và giảm nhanh khi áp dụng các biện pháp chăm sóc. Một số trẻ có thể bị viêm lợi trùm nặng dẫn đến sốt cao và ứ dịch mủ. Những trường hợp này cần thăm khám sớm và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Viêm lợi gây sưng má có nguy hiểm không?
Răng Sữa Của Trẻ Bị Mòn Nên Xử Lý Thế Nào?
Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Trẻ Em? Cần Lưu Ý Gì?
Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!