Những loại thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin C, omega-3… có thể giúp giải đáp viêm lợi trùm nên ăn gì và kiêng gì. Kết quả nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp chữa lành mô lợi, giảm sưng đỏ, viêm và đau. Đồng thời hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và mô lợi.
Viêm lợi trùm nên ăn gì?
Viêm lợi trùm đề cập đến tình trạng viêm mô lợi quanh răng đang mọc. Tình trạng này khiến lợi tổn thương, tấy đỏ, sưng, phù nề kèm theo đau nhức. Đôi khi sốt và sưng hạch có thể xảy ra.
Những người bị viêm lợi trùm được khuyên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin và chất béo lành mạnh để giảm nhanh các triệu chứng.
Vậy người bị viêm lợi trùm nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là những loại thực phẩm tốt nhất, nên được bổ sung mỗi ngày:
1. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C rất tốt cho những người bị viêm lợi trùm. Loại vitamin này có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng phù nề và đau do tổn thương mô lợi. Đồng thời trị viêm, làm dịu và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
Ngoài ra, vitamin C mang đến những lợi ích sau:
- Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn vi khuẩn xâm nhập và phát triển
- Kháng khuẩn
- Phục hồi sức khỏe
- Chống mệt mỏi và hạ sốt do viêm nhiễm
Vì thế nên tăng cường bổ sung vitamin C trong quá trình điều trị viêm lợi trùm ở trẻ em và người lớn. Những loại thực phẩm giàu vitamin C gồm:
- Ớt chuông đỏ và xanh
- Cà chua
- Nướu ép cam
- Các loại quả mọng
- Kiwi
- Bong cải xanh
- Ổi
- Khoai lang
2. Thực phẩm giàu vitamin A
Trong thời gian điều trị viêm lợi trùm, hãy tăng cường bổ sung vitamin A từ những loại thực phẩm sau:
- Cà rốt
- Ớt chuông
- Xoài
- Đậu mắt đen
- Khoai lang
- Dầu gan cá
- Gan bò
Loại vitamin này giúp nướu răng khỏe mạnh, giảm nguy cơ chảy máu và kích thích tăng tiết nước bọt tự nhiên. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, phân giải chất dinh dưỡng trong thức ăn, tái khoáng men răng và nuôi dưỡng mô nướu.
Vitamin A nâng cao sức đề kháng bằng cách hoàn thiện cấu trúc của tế bào miễn dịch. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi, giảm nguy cơ sâu răng và viêm lợi. Đồng thời hỗ trợ điều trị viêm lợi trùm hiệu quả.
3. Thực phẩm giàu Collagen
Những người bị viêm lợi trùm (đặc biệt là viêm lợi trùm răng khôn) được khuyên ăn nhiều thực phẩm giàu Collagen. Thành phần dinh dưỡng này có khả năng duy trì chức năng và tăng tái tạo các tế bào bị thương.
Ngoài ra bổ sung Collagen từ chế độ ăn uống còn giúp tăng đề kháng cho lợi, bảo vệ nướu răng khỏe mạnh. Đồng thời giảm viêm lợi trùm, hỗ trợ giảm đau và sưng, tạo điều kiện cho răng phát triển bình thường.
Những loại thực phẩm giàu Collagen gồm:
- Nước hầm xương
- Lòng trắng trứng
- Các loại đậu
- Tỏi
- Rau có màu xanh đậm
- Thịt gà
- Hạt điều
- Cà chua
4. Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều Catechins. Đây là một chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng và chữa lành mô nướu bị thương.
Ngoài ra uống một tách trà xanh mỗi ngày có thể điều trị viêm lợi trùm, ngăn viêm và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh viêm lợi và viêm nha chu.
5. Sữa chua
Sữa chua có thể giúp giải đáp thắc mắc người bị viêm lợi trùm nên ăn gì. Ăn mỗi ngày 1 hũ sữa chua giúp bổ sung hàm lượng Probiotic (lợi khuẩn) cần thiết. Điều này giúp cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và đường ruột, giảm sự tích tụ mảng bám, phòng ngừa sâu răng và trị viêm lợi trùm.
Ngoài ra bổ sung Probiotic từ sữa chua còn giúp ngăn vi khuẩn phát triển, bảo vệ nướu răng khỏe mạnh, chống lại viêm nha chu. Ngoài Probiotic, sữa chua còn giàu vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều sữa chua có thể bổ sung hàm lượng vitamin D, phốt pho và canxi cần thiết cho cơ thể.
Phốt pho và canxi giúp tái tạo men răng, duy trì răng chắc khỏe, bảo vệ nướu và giảm nguy cơ sâu răng. Trong khi đó, vitamin D giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
6. Thực phẩm giàu vitamin K
Nếu viêm lợi trùm khiến nướu răng nhạy cảm và chảy máu, hãy tăng cường bổ sung vitamin K để cải thiện tình trạng. Vitamin này giúp giảm độ nhạy cảm của nướu răng, tham gia vào quá trình đông máu. Vì thế bổ sung đủ hàm lượng vitamin K cần thiết có thể giảm nguy cơ chảy máu nướu răng và duy trì sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra vitamin K giúp tổng hợp Osteocalcin (protein không collagen). Chất này giúp vận chuyển canxi vào răng và xương. Từ đó duy trì răng chắc khỏe và phát triển bình thường, tái tạo mô xương.
Vitamin K có nhiều trong những loại thực phẩm sau:
- Bông cải xanh
- Măng tây
- Mùi tây
- Bắp cải
- Cải bó xôi
- Húng quế
7. Thực phẩm giàu omega-3
Nếu chưa biết viêm lợi trùm nên ăn gì, hãy bổ sung thực phẩm giàu omega-3 vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Thành phần dinh dưỡng này chứa đặc tính chống viêm. Vì thế bổ sung omega-3 mỗi ngày có thể giúp làm dịu mô lợi sưng tấy, giảm viêm lợi trùm và làm dịu cảm giác đau nhức.
Ngoài ra axit béo omega-3 còn có khả năng chữa lành những thương tổn cho lợi trùm bị viêm, thúc đẩy tái tại mô. Đồng thời bảo vệ nướu khỏe mạnh, giảm độ nhạy cảm và hạn chế chảy máu nướu răng.
Axit béo omega-3 được tìm thấy nhiều nhất trong các loại hạt và cá béo, cụ thể:
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá trích
- Dầu gan cá tuyết
- Cá mòi
- Hạt lanh
- Hạt chia
- Quả óc chó
8. Thực phẩm chứa Co-enzyme Q10
Người bị viêm lợi trùm nên ăn nhiều cá (cá trích, cá hồi, cá thu…), các loại đậu, quả dâu, cam, việt quất, đậu nành, đậu phộng… để bổ sung Co-enzyme Q10. Đây là một chất chống oxy hóa rất tốt cho quá trình điều trị viêm lợi trùm.
Co-enzyme Q10 cung cấp năng lượng cho các tế bào, giúp các tế bào tổn thương nhanh chóng lành lại. Đồng thời bảo vệ tế bào khỏi những tác động tiêu cực của quá trình oxy hóa, các loại virus và vi khuẩn gây bệnh.
Nhờ đó việc bổ sung Co-enzyme Q10 từ chế độ ăn uống có thể ngăn cản sự tích tụ và ức chế hoạt động gây hại của vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn viêm phát triển.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, viêm lợi trùm sớm được cải thiện khi nồng độ Co-enzyme Q10 trong cơ thể càng cao.
9. Thực phẩm giàu chất xơ
Nếu bị viêm lợi trùm, bạn có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống. Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng làm sạch mảng bám răng và các vụn thức ăn trong kẽ răng. Từ đó ngăn vi khuẩn phát triển khiến viêm lợi trùm thêm nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho mô lợi lành lại nhanh chóng.
Ngoài ra ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích quá trình tăng tiết nước bọt tự nhiên. Điều này giúp giữ ẩm cho khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, phòng ngừa viêm lợi trùm, sâu răng và một số bệnh răng miệng khác.
Chất xơ có nhiều trong những loại thực phẩm sau:
- Quả táo
- Quả chuối
- Quả mâm xôi
- Củ cà rốt
- Quả dâu tây
- Củ cải đường
- Quả bơ
- Yến mạch
- Bông cải xanh
- Đậu lăng
- Đậu xanh
- Rau mầm brussels
10. Thức ăn mềm, lỏng, ít gia vị
Lợi sưng tấy, đỏ và đau nhức khi bị viêm lợi trùm. Thức ăn mềm và ít gia vị giúp dễ nuốt, không cần nhai nhiều.Từ đó giảm áp lực lên răng và mô nướu, tránh tình trạng kích ứng lợi trùm dẫn đến sưng, viêm và đau nhức nhiều hơn.
Ngoài ra ăn thức ăn mềm, lỏng và ít gia vị tạo điều kiện cho mô nướu lành lại nhanh chóng, làm dịu tình trạng sưng tấy. Vì thế trong vòng 5 – 7 ngày đầu tiên, bạn nên thêm súp, cháo, phở, canh, nước hầm xương… vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Tránh ăn những loại thực phẩm khô cứng và nhiều gia vị.
11. Thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn
Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt, người bị viêm lợi trùm răng khôn có mủ nên ăn những loại thực phẩm có tính kháng khuẩn. Cụ thể:
- Tỏi
Tỏi chứa những hoạt chất có khả năng kháng viêm và sát khuẩn. Vì thế ăn mỗi ngày 1 tép tỏi có thể giúp giảm nhẹ tình trạng sưng viêm và tấy đỏ ở mô nướu. Đồng thời hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, tăng tốc độ chữa lành mô.
- Nha đam
Dùng nha đam là một trong những cách điều trị viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhất. Trong quá trình điều trị, bôi gel nha đam lên mô nướu mỗi ngày 2 – 3 lần giúp xoa dịu nhanh tình trạng. Hoặc thêm loại thảo mộc này vào chế độ ăn uống.
Nha đam có tính mát, chứa nhiều nước và các hoạt chất kháng viêm (gồm Emodin và Aloin). Ăn hoặc uống nước nha đam mỗi ngày có thể giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, kháng viêm, làm dịu mô nướu đang sưng đỏ và đau rát.
Ngoài ra thêm loại thảo mộc này vào chế độ ăn uống còn giúp tăng khả năng chống khuẩn, chống virus, làm dịu niêm mạc, thúc đẩy quá trình chữa lành và phục hồi mô nướu.
Ngoài viêm lợi trùm, nha đam cũng giúp phòng ngừa và điều trị viêm lợi nhiệt miệng cho bé, đau nướu, đau răng và nhiều tình trạng răng miệng khác.
- Gừng
Thêm gừng vào món ăn hoặc uống một tách trà gừng mỗi ngày có thể giảm viêm lợi trùm. Loại thảo dược này có đặc tính chống khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp diệt khuẩn, giảm viêm sưng và đau rát tại mô nướu bị thương.
Ngoài ra thêm gừng vào món ăn hàng ngày còn giúp tăng tốc độ lành thương, điều trị viêm lợi trùm và giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
- Mật ong
Uống một ly mật ong ấm giúp phục hồi thể trạng cho người bị viêm lợi trùm kèm theo sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra defensin-1cùng các vitamin và khoáng chất trong mật giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Thêm mật ong vào chế độ ăn uống hàng ngày còn giúp kháng khuẩn, giảm mảng bám và nhiễm trùng trong khoang miệng. Đồng thời làm dịu mô nướu sưng đau và thúc đẩy quá trình chữa lành, tạo điều kiện cho răng phát triển bình thường.
Viêm lợi trùm nên kiêng gì?
Bên cạnh viêm lợi trùm nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý kiêng những loại thực phẩm và thức uống dưới đây:
1. Thực phẩm dai, khô cứng, nhiều gia vị
Tránh ăn những loại thực phẩm dai, khô cứng và nhiều gia vị trong quá trình điều trị viêm lợi trùm. Bởi nhóm thực phẩm này làm tăng nguy cơ trầy xước niêm mạc miệng và mô lợi, tăng áp lực lên răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng viêm và tăng mức độ đau nhức.
Ngoài ra thức ăn nhiều gia vị làm tăng mức độ nhạy cảm cho mô lợi, kích thích phản ứng viêm, tăng nguy cơ chảy máu và đau. Điều này làm tăng mức độ viêm lợi trùm và gây nhiệt miệng.
2. Thức ăn và đồ uống nhiều đường
Hạn chế ăn bánh kẹo, món ăn nhiều đường và nước ngọt có ga. Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng viêm, hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó tăng mức độ viêm lợi trùm, mô lợi phù nề, nhạy cảm và đau nhức.
Ngoài ra thường xuyên tiêu thụ thức ăn và đồ uống nhiều đường còn tăng nguy cơ sâu răng và viêm nha chu (một tình trạng khiến răng lung lay do tổ chức nâng đỡ răng và nướu bị viêm nhiễm).
3. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Người lớn và trẻ em bị viêm lợi trùm cần tránh ăn những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Về cơ bản nhóm thực phẩm này có thể làm tổn thương mô nướu và men răng, làm chậm quá trình mọc răng và khiến răng ê buốt.
Ngoài ra ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh còn kích thích phản ứng viêm khiến mô lợi sưng tấy, nhạy cảm và đau thêm. Vì thế người bị viêm lợi trùm nên ăn những loại thực phẩm có nhiệt độ vừa phải để không làm ảnh hưởng đến quá trình chữa lành mô nướu và giảm kích thích.
4. Thức ăn chế biến sẵn
Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn khi bị viêm lợi trùm. Chẳng hạn như thịt nguội, xúc xích, đồ ăn đóng hộp, dăm bông… Bởi nhóm thực phẩm này thường chế nhiều muối và chất béo không lành mạnh.
Việc thường xuyên tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn có thể tăng phản ứng viêm và ảnh hưởng đến quá trình lành lại của mô nướu. Ngoài ra nhóm thực phẩm này còn gây tăng cân và nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
5. Món ăn từ gạo nếp
Những người bị viêm nướu răng và viêm lợi trùm không nên ăn những món ăn từ gạo nếp. Bởi nhóm thực phẩm này gây viêm và mưng mủ, tăng phù nề và sưng tấy. Ngoài ra gạo nếp có kết cấu dẻo, dễ hình thành mảng bám khi không được làm sạch hoàn toàn.
6. Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng hoặc có tính nóng (ớt, tương ớt, tiêu, vải, nhãn…) có thể gây nhiệt miệng, tăng mức độ viêm. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình chữa lành mô nướu, phù nề và đau nướu răng kéo dài.
7. Đồ uống chứa cồn
Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn trong quá trình điều trị viêm lợi trùm. Bởi những loại thức uống này có thể kích thích viêm, tăng mức độ phù nề và đau nhức ở nướu bị thương. Đồng thời cản trở quá trình lành lại của mô nướu và mọc răng.
Ngoài ra đồ uống chứa cồn (rượu, bia…) còn chứa axit và nhiều chất có hại. Chúng có thể làm mòn men răng, gián đoạn quá trình tái khoáng và giảm sản sinh nước bọt. Từ đó khiến răng yếu, ê buốt thường xuyên, hôi miệng và phát triển vi khuẩn.
8. Thuốc lá
Những người hút thuốc lá có nguy cơ viêm nha chu và viêm lợi nhiều hơn. Bởi những chất độc hại trong thuốc lá (như nicotin, acid cyan, monoxit carbon) có khả năng làm giảm hệ miễn dịch trong khoang miệng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng mức độ viêm nhiễm nhiễm dẫn đến viêm lợi trùm răng khôn có mủ, sâu răng.
Ngoài ra hút thuốc lá còn gây hại cho tổ chức nha chu, giảm nước bọt, nồng độ kháng thể trong máu, hình thành nhiều mảng bám và cao răng. Điều này làm tăng nguy cơ viêm nha chu, viêm quanh răng và mất răng.
Những thông tin trong bài giúp giải đáp “viêm lợi trùm nên ăn gì và kiêng gì giảm đau và mau lành?”. Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp kháng khuẩn, kháng viêm, tăng tốc độ chữa lành, giảm sưng đau và hạn chế tụ mủ. Vì thế người bị viêm lợi trùm cần ăn uống lành mạnh và phù hợp để sớm khắc phục tình trạng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Viêm lợi theo Đông y và các bài thuốc chữa trị hiệu quả
Bị Viêm Lợi Khi Đang Cho Con Bú Và Cách Chữa Trị An Toàn
Viêm lợi gây sưng má có nguy hiểm không?
Viêm Lợi Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!