Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì? Top 7 loại hiệu quả cao

Các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh có thể giúp giải đáp viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì. Những loại thuốc này được chỉ định dựa trên tình trạng và mức độ nghiêm trọng. Thuốc giúp giảm viêm sưng, giảm đau, hạ sốt. Đồng thời tiêu diệt ổ viêm và vi khuẩn trú ngụ.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì
Tìm hiểu viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì giúp giảm nhanh? Những lưu ý an toàn

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì?

Viêm lợi trùm xảy ra khi phần lợi xung quanh răng đang mọc bị viêm nhiễm, thường gặp ở răng số 8 (răng khôn). Tình trạng này dẫn đến những đợt đau nhức kéo dài, lợi trùm sưng và tấy đỏ, ảnh hưởng đến ăn uống. Nhiều trường hợp còn bị sưng hạch ở góc hàm và sốt cao.

Viêm lợi trùm răng khôn thường giảm nhanh bằng các biện pháp chăm sóc. Tuy nhiên vi khuẩn phát triển mạnh có thể làm tăng mức độ viêm, hình thành ổ mủ. Những trường hợp này cần được dùng thuốc trước khi áp dụng các phương pháp chuyên sâu hơn.

Vậy viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì? Những loại thuốc thường được chỉ định gồm:

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol)

Trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn, một loại thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol (Acetaminophen) sẽ được chỉ định. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị viêm lợi trùm răng khôn gây đau ở mức độ nhẹ hoặc vừa, sốt kèm theo sưng nướu răng và nổi hạch.

Tác dụng chính của Paracetamol gồm giảm đau và hạ sốt. Khi sử dụng, thuốc tác động vào vùng đồi, thư giãn mạch máu và tăng lượng máu ngoại biên. Từ đó giúp hạ nhiệt.

Ngoài ra thuốc tác động vào hệ thần kinh trung, ngăn cản quá trình tổng hợp cyclooxygenase. Từ đó giảm đau hiệu quả. Paracetamol mang đến hiệu quả nhanh chóng. Thuốc thường được sử dụng từ 3 – 5 ngày để giảm nhẹ triệu chứng.

Paracetamol
Thuốc Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt do viêm lợi trùm răng khôn

So với thuốc giảm đau khác, Paracetamol lành tính và ít gây tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên thuốc không phù hợp với những người quá mẫn cảm với Paracetamol, thiếu máu nhiều lần, thiếu hụt men G6PD, người có vấn đề về gan, tim, thận và phổi.

Thuốc Paracetamol được dùng bằng đường uống với liều lượng như sau:

  • Liều khuyến cáo: Uống 500mg/ lần, lặp lại liều mỗi 4 hoặc 6 giờ nếu cần thiết.

2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể giải đáp thắc mắc “Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì?”. Đây là một nhóm thuốc trị viêm, thường được dùng trong điều trị viêm sưng, đau do viêm và hạ sốt.

NSAID có gần 20 hoạt chất khác nhau. Tuy nhiên tác dụng và cơ chế hoạt đông của chúng rất giống nhau. Khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid ngăn cản quá trình sinh tổng hợp prostaglandin của enzym COX, ức chế các Kinin (chất trung gian hóa học của phản ứng viêm). Điều này giúp hạn chế các phản ứng viêm và giảm nhanh các triệu chứng viêm trong cơ thể.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng điều trị viêm sưng, đau do viêm và hạ sốt

Ngoài ra, thuốc kháng viêm không steroid còn có tác dụng điều trị các cơn đau vừa, chống kết tập tiểu cầu và hạ sốt. Thuốc giúp giảm tính cảm thụ của các dây thần kinh cảm giác khi tiếp xúc với Serotonin hoặc những chất gây đau khác. Đồng thời ngăn hình thành máu đông làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

Về tác dụng hạ sốt, thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt và tác động vào vùng dưới đồi. Từ đó điều chỉnh trung tâm nhiệt và hạ sốt. Chính vì thế mà NSAID thường được dùng cho những người bị viêm lợi trùm răng khôn gây đau ở mức độ vừa, sưng má và sốt.

Tùy thuộc vào tình trạng, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể được dùng ở dạng NSAID kê đơn hoặc NSAID không kê đơn. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Ibuprofen
  • Naproxen
  • Naproxen natri
  • Diclofenac
  • Celecoxib
  • Flurbiprofen

Liều dùng khuyến cáo:

  • Ibuprofen: Uống 200 – 400mg/ lần, lặp lại liều mỗi 4 giờ khi cần thiết. Liều tối đa 1200mg/ ngày.
  • Naproxen natri: Uống 220mg/ lần, lặp lại liều mỗi 8 hoặc 12 giờ nếu cần thiết. Liều tối đa 440mg/ ngày.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường làm khởi phát các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa (buồn nôn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…). Vì thế thuốc ức chế bơm proton sẽ được dùng kết hợp để giảm phản ứng phụ.

3. Corticosteroid

Corticosteroid là một loại thuốc chống viêm chứa steroid. Thuốc này được dùng trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn cho người bị viêm lợi nghiêm trọng, sưng đau kéo dài và không đáp ứng tốt với NSAID, Paracetamol.

Thuốc Corticosteroid có tác dụng ức chế miễn dịch, điều trị viêm ở mức độ vừa và nặng, giảm đau do viêm, chống dị ứng. Khi sử dụng, Corticosteroid có thể xoa dịu nhanh cơn đau, giảm sưng viêm, người bệnh ăn uống dễ dàng hơn.

Corticosteroid
Corticosteroid được dùng trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn để giảm sưng viêm và đau nặng

Corticosteroid cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, dùng ngắn hạn và đúng liều. Bởi loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Bao gồm giảm thị lực, yếu cơ, cao huyết áp, da mỏng, dễ nhiễm trùng…

4. Thuốc kháng sinh

Nếu thắc mắc “Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì?”, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm thuốc này phù hợp với những trường hợp sau:

  • Người bị viêm lợi trùm răng khôn ở mức độ nặng do vi khuẩn phát triển nhanh
  • Viêm lợi trùm răng khôn có mủ
  • Viêm lợi trùm kèm theo sốt cao, đau đớn dữ dội, có dịch tiết ra kèm theo mùi hôi
  • Áp xe răng
  • Viêm lợi cấp tính gây đau đớn, chảy nhiều máu

Thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Điều này giúp loại bỏ ổ viêm, ngăn vi khuẩn phát triển và lây lan, giảm hình thành túi mủ dưới vùng lợi bị viêm.

Tuy nhiên thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị các triệu chứng sưng, đau. Vì thế nhóm thuốc này thường được dùng kết hợp với Paracetamol hoặc NSAID để giảm nhanh tình trạng.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, loại bỏ ổ viêm, ngăn vi khuẩn phát triển và lây lan

Trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn và triệu chứng, những loại thuốc kháng sinh dưới đây có thể được sử dụng:

  • Syndent Plus Dental Gel: Bôi vào mô nướu bị viêm 2 – 3 lần/ ngày.
  • Metrogyl Denta: Bôi vào mô nướu bị viêm 2 lần/ ngày.
  • Metronidazol: Liều dùng theo chỉ định.
  • Amoxicillin: Liều dùng theo chỉ định.

Thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì thế nhóm thuốc này cần được dùng ngắn hạn (khoảng 5 – 7 ngày) với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5. Thuốc chống phù nề

Để giảm nhanh các triệu chứng của viêm lợi trùm, một loại thuốc chống phù nề sẽ được sử dụng, chẳng hạn như Alphachymotrypsin. Thuốc này được điều chế ở dạng viêm nén, có hoạt chất Chymotrypsin (Alpha Chymotrypsin) là thành phần chính.

Thuốc có tác dụng giảm phù nề, giảm sưng mô mềm, hạn chế tình trạng rỉ dịch hoặc hình thành ổ mủ. Ngoài ra thuốc Alphachymotrypsin còn có tác dụng trị viêm, các vết loét và khối áp xe. Đồng thời hỗ trợ giảm đau và xoa dịu nướu răng tấy đỏ.

Alphachymotrypsin
Alphachymotrypsin có tác dụng giảm phù nề mô mềm, trị viêm, hạn chế tình trạng rỉ dịch

Thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin thường mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc có thể gây một số tác dụng phụ khi dùng liều cao. Cụ thể như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, dị ứng thuốc, nổi mề đay…

Để đảm bảo an toàn, thuốc Alphachymotrypsin cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng thích hợp.

6. Gel bôi sát khuẩn PerioKin

Gel bôi sát khuẩn PerioKin có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm lợi trùm răng khôn. Thuốc có Chlorhexidine là thành phần chính. Đây là một chất khử trùng, chống viêm do vi khuẩn.

Nhờ đó, bôi PerioKin vào lợi trùm bị viêm có thể giúp sát khuẩn mô nướu, thúc đẩy chữa lành vết thương, giảm sưng đau và đau nhức răng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị những vết loét trong vùng miệng họng, ngăn hình thành ổ mủ, hỗ trợ răng khôn phát triển bình thường.

Gel bôi sát khuẩn PerioKin
Gel bôi sát khuẩn PerioKin được bôi trực tiếp vào lợi trùm răng khôn để giảm viêm sưng và đau

Gel bôi sát khuẩn PerioKin mang đến hiệu quả trên phạm vi rộng. Bởi hoạt chất Chlorhexidine đặc biệt nhạy cảm với các loại vi khuẩn Gram dương, Gram âm, các virus ưa lipid, nấm men.

Ngoài ra gel bôi ít tan trong nước, bám dính vào niêm mạc miệng. Khi sử dụng, PerioKin nhanh chóng tạo một lớp màng mỏng giúp bảo vệ vết thương. Từ đó phòng ngừa vi khuẩn tấn công, tạo điều kiện cho nướu răng lành lại.

Khi dùng, lấy một lượng vừa đủ gel bôi, bôi lên lợi trùm bị viêm và massage nhẹ nhàng. Lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc.

  • Liều khuyến cáo: Bôi 2 – 3 lần/ ngày.

7. Thuốc Arme Rogyl

Đây là một loại thuốc được dùng trong điều trị răng miệng. Thuốc phù hợp với những người bị viêm lợi trùm răng khôn, viêm lợi (viêm lợi mãn tính hay cấp tính), áp xe răng, viêm miệng.

Thuốc Arme Rogyl có hai thành phần chính gồm Metronidazol và Spiramycin. Trong quá trình điều trị viêm lợi trùm răng khôn, thuốc có tác dụng ức chế hoạt động tổng hợp protein và tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Từ đó ngăn phát triển ổ viêm và vi khuẩn lan rộng.

Thuốc Arme Rogyl
Thuốc Arme Rogyl có tác dụng điều trị viêm lợi trùm, ngăn phát triển ổ viêm và tránh vi khuẩn lan rộng

Thuốc Arme Rogyl được điều chế ở dạng viên uống, được dùng trong bữa ăn với liều lượng như sau:

  • Liều khuyến cáo (người lớn): Uống 2 viên/ lần, mỗi ngày 2 – 3 lần. Lưu ý liều dùng thuốc có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng, thuốc Arme Rogyl có thể gây một số tác dụng phụ gồm: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy…), nổi mề đay, miệng có vị kim loại.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm lợi trùm răng khôn

Dùng thuốc điều trị viêm lợi trùm răng khôn có thể mang đến nhiều lợi ích. Tùy thuộc vào hoạt chất chính, những loại thuốc này có khả năng giảm đau, sưng và phù nề. Đồng thời trị viêm, sát khuẩn và ngăn vi khuẩn phát triển.

Tuy nhiên một số thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế các thuốc cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng để không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, hạn chế rủi ro.

Ngoài ra khi dùng thuốc trị viêm lợi trùm răng khôn, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tăng hiệu quả điều trị của thuốc và ngăn vi khuẩn phát triển
  • Thuốc điều trị viêm lợi trùm răng khôn được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể. Vì thế không tự ý sử dụng thuốc. Đặc biệt là thuốc kháng sinh và những thuốc chống viêm mạnh.
  • Ở trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng Paracetamol theo liều khuyến cáo để điều trị triệu chứng. Nếu không đạt hiệu quả sau 2 – 3 ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng một loại thuốc thích hợp hơn.
  • Lạm dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc và dị ứng.
  • Thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang dùng, tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe trước khi điều trị để tránh phát sinh rủi ro.
  • Sử dụng thuốc điều đặn trong 5 – 7 ngày để đảm bảo hiệu quả.
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia trong quá trình dùng thuốc chữa viêm lợi trùm. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra hút thuốc lá và uống rượu bia có thể cản trở quá trình phục hồi mô nướu, tăng phản ứng viêm và mức độ sưng đau.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường khi dùng thuốc.
  • Ngoài thuốc, cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ và áp dụng thêm các cách trị viêm lợi trùm tại nhà. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị, ngăn vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiều tình trạng nghiêm trọng khác.
  • Nên ăn thức ăn mềm, nhiều nước. Không ăn thực phẩm cứng, thức ăn chứa nhiều gia vị hoặc cay nóng để tránh kích thích lợi trùm bị viêm.
  • Những trường hợp nặng nên áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu sau khi kiểm soát các triệu chứng. Cụ thể cắt viêm lợi trùm, dẫn lưu mủ và nhổ răng khôn nếu cần thiết.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì?” và những điều cần lưu ý. Các thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng. Thuốc trị viêm lợi trùm răng khôn có khả năng khắc phục tốt các triệu chứng, trị viêm và sát khuẩn. Tuy nhiên cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!