Răng lấy tủy bị vỡ do răng không được nuôi dưỡng bởi tủy răng, dẫn đến răng giòn và dễ nứt vỡ. Khi có lực tác động trực tiếp, răng có xu hướng bể hoặc gãy ngang. Điều này khiến răng bị mất chức năng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và cần phục hình.
Răng lấy tủy tồn tại được bao lâu?
Thông thường một chiếc răng lấy tủy có thể tồn tại từ 15 đến 25 năm nếu được chăm sóc tốt. Sau khi lấy tủy răng, men răng và ngà răng không được nuôi dưỡng bởi những mạch máu và dây thần kinh trong tủy răng. Vì thế răng ngả màu sau khi lấy tủy (vàng hoặc nâu đen), răng yếu và bị lung lây do không còn bám chặt vào nướu.
Bên cạnh đó, lấy tủy răng và các dây thần kinh bên trong khiến răng không còn cảm giác. Mặc dù vậy răng vẫn giữ được chức năng nhai và không bị vỡ nếu được chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt.
Một số trường hợp khác có răng lấy tủy bị vỡ sau vài năm. Điều này làm ảnh hưởng đến cấu trúc cung hàm, chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ của cả hàm răng. Để điều trị, các phương pháp phục hình răng có thể được tư vấn.
Vì sao răng lấy tủy bị vỡ?
Về cấu trúc, răng được cấu tạo từ men răng (lớp ngoài cùng), ngà răng (lớp giữa) và tủy răng. Trong đó tủy răng là một tổ chức đặc biệt, kéo dài từ thân xuống chân răng, được bảo vệ bởi ngà răng và men răng.
Tủy răng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh, có nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng thân răng. Chính vì thế mà những trường hợp sâu răng vào tủy hoặc viêm tủy răng thường có cảm giác đau nhức kéo dài, ê buốt tột độ khi tiếp xúc với khí lạnh hoặc ăn uống.
Sau lấy tủy răng (chữa tủy), đau và ê buốt mất đi do cảm giác của răng không còn. Bên cạnh đó, thân răng gồm ngà răng và men răng không được nuôi dưỡng dẫn đến suy yếu, đổi màu, giòn và rất dễ vỡ.
Chính vì thế mà răng lấy tủy thường bị vỡ khi có lực tác động. Cụ thể:
- Dùng răng cắn vật
- Ăn thức ăn quá dai hoặc quá cứng
- Tác động vật lý lên răng hỏng
Ngoài ra nguy cơ vỡ răng lấy tủy cũng cao hơn do một số nguyên nhân dưới đây:
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Đánh răng mạnh tay, dùng bàn chải quá cứng
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
- Thường xuyên cắn và nhai ở răng đã lấy tủy hoặc thường xuyên nhai với lực quá mạnh
- Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Trám răng sai kỹ thuật hoặc sử dụng vật liệu hàn trám không chất lượng khiến răng lấy tủy bị vỡ
- Nghiến răng khi ngủ.
Dấu hiệu nhận biết răng lấy tủy bị vỡ
Răng lấy tủy sắp bị vỡ
- Thân răng thay đổi màu sắc và xỉn màu
- Tụt nướu chân răng
- Răng lung lây
- Răng yếu.
Răng lấy tủy đã bị vỡ
Tùy thuộc vào hình dạng vết nứt và mức độ nghiêm trọng mà dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:
- Răng bị vỡ dọc thành hai mảnh, đường cắt ngang từ thân răng xuống chân răng
- Vỡ răng thành nhiều mảnh
- Răng gãy ngang
- Bắt đầu với một mảnh vỡ nhỏ tạo thành lỗ hỏng nhỏ
- Thân răng bị nứt, các mảnh gãy chưa tách ra khỏi răng chính.
Cách điều trị răng lấy tủy bị vỡ
Tùy thuộc vào tình trạng, răng lấy tủy có thể bị nứt hoặc bị vỡ thành nhiều mảnh, gãy ngang hoặc vỡ dọc. Để điều trị các phương pháp phục hình răng sẽ được áp dụng dựa trên mức độ nặng nhẹ.
1. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ thường được chỉ định cho những người có răng lấy tủy bị vỡ nhẹ. Phương pháp này sử dụng mão răng sứ (có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật) chụp lên răng hỏng đã đã được mài nhỏ. Cuối cùng cố định mão sứ bằng keo nha khoa.
Phương pháp bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng răng lấy tủy bị vỡ, mẻ, lung lay, ố vàng. Đồng thời phục hồi chức năng nhai, cải thiện độ vững chắc của răng trên cung hàm.
Ngoài ra phương pháp này còn giúp tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ ngà răng, ngăn ngừa vỡ răng tiếp diễn và kéo dài tuổi thọ của răng thật.
Tham khảo thêm: Bọc răng sứ 1 chiếc có được không? Giá bao nhiêu?
2. Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Răng lấy tủy bị vỡ nặng, vỡ thành nhiều mảnh hoặc chỉ còn chân răng
- Răng bị vỡ dọc
Trong quá trình điều trị, thân và chân răng lấy tủy được lấy ra hoàn toàn (nhổ răng). Sau đó cấy ghép Implant phục hình răng bị mất. Phương pháp này sử dụng trụ Implant bằng Titanium cấy ghép vào xương hàm. Trụ có độ cứng chắc và bền bỉ, có khả năng thay thế hoàn toàn cho chân răng.
Thông qua khớp nối Abutment, mão răng sứ có màu trắng ngà được lắp vào trụ Implant để thay thế cho chiếc răng đã bị mất. Abutment giúp tạo sự vững chắc cho răng giả.
Phương pháp này giúp phục hồi răng bị mất, tính thẩm mỹ và chức năng nhai. Đồng thời giúp phòng ngừa tiêu xương răng. Sau khi cấy ghép Implant, bạn có thể nhai và ăn uống thoải mái.
Chi phí cấy ghép Implant bao gồm răng sứ, khớp nối và trụ Implant thường dao động trong khoảng 14 – 35 triệu đồng.
3. Làm cầu răng sứ
Tương tự như cấy ghép Implant, bắc cầu răng sứ phù hợp với những người có răng lấy tủy bị vỡ nặng, vỡ dọc, vỡ thành nhiều mảnh hoặc chỉ còn chân răng. Trước khi phục hình răng, răng vỡ sẽ bị nhổ bỏ.
Trong phương pháp này, hai chiếc răng cận kề được mài nhỏ để làm cầu nối và làm trụ cho chiếc răng đã mất. Sau đó bọc mão răng sứ (hai mão răng được chụp lên răng đã mài và một mão răng ở giữa được thiết kế với tạo hình của răng thật). Cuối cùng kiểm tra tính ổn định để hoàn thành quá trình phục hình răng.
Bắc cầu răng sứ có chi phí hợp lý. Những trường hợp sử dụng răng sứ kim loại sẽ có chi phí dao động trong khoảng 1 – 2,5 triệu đồng/ răng. Những trường hợp sử dụng răng hoàn toàn sứ sẽ có chi phí dao động trong khoảng 3 – 7 triệu đồng/ răng.
Tùy thuộc vào số lượng răng lấy tủy bị vỡ, mỗi cầu răng có thể có 3 hoặc 4 mão sứ. Chính vì thế mà chi phí tổng là chi phí mão sứ kim loại/ toàn sứ nhân với số lượng răng.
Phòng ngừa răng lấy tủy bị vỡ
Nếu được chăm sóc tốt, răng lấy tủy có thể giữ được cấu trúc và chức năng nhai từ 15 đến 25 năm. Chính vì thế để phòng ngừa răng lấy tủy bị vỡ, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Lấy tủy răng và hàn trám răng ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật. Bởi hàn trám răng sai kỹ thuật hoặc sử dụng vật liệu không tốt cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến răng lấy tủy bị vỡ.
- Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày (sáng, tối). Chải nhẹ nhàng khắp các bề mặt của răng, chải răng lên xuống và xoay tròn.
- Dùng bàn chải có lông chải mảnh và mềm để làm sạch vụn thức ăn trong kẽ răng.
- Dùng kem đánh răng có chứa flour để cải thiện độ cứng chắc cho men răng, duy trì răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng, vỡ mẻ răng.
- Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn và chứa hàm lượng flour thích hợp để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời cải thiện độ chắc khỏe của răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để đảm bảo vụn thức ăn trong kẽ răng được làm sạch hoàn toàn, bảo vệ răng lấy tủy.
- Vệ sinh lưỡi.
- Không sử dụng răng lấy tủy để cắn, xé thức ăn cứng, dai hoặc đồ vật. Ngoài ra không nên cắn/ nhai mạnh hoặc nhai liên tục để tránh răng lấy tủy bị vỡ.
- Không nên ăn món ăn quá nóng, quá lạnh hoặc chua cay. Bởi những loại thực phẩm này có thể làm tổn thương men răng, tăng nguy cơ vỡ răng sau lấy tủy và làm hỏng các răng khác.
- Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều đường.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin A, C, canxi, magie, phốt pho và các thành phần dinh dưỡng khác. Điều này giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, cải thiện độ cứng chắc cho răng, phòng ngừa răng hư hỏng.
- Tránh tác động vật lý lên răng lấy tủy.
- Loại bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các bệnh lý răng miệng và áp dụng các cách xử lý phù hợp giúp bảo vệ răng.
Răng lấy tủy bị vỡ do nhiều nguyên nhân. Nếu được chăm sóc tốt, răng lấy tủy có thể duy trì được cấu trúc và chức năng nhai lên đến 25 năm. Chính vì thế bạn cần lấy tủy và hàn trám răng ở những nha khoa uy tín, kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì tuổi thọ cho răng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Viêm tủy răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Đang Cho Con Bú Có Lấy Tủy Răng Được Không? Giải đáp
Tủy Răng Bị Nhiễm Trùng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
Chữa tủy răng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!