Răng Sâu Lỗ To Có Trám Được Không? Bảng Giá Chi Tiết

Răng sâu lỗ to có trám được không còn phụ thuộc vào tình trạng răng. So với răng sâu nhẹ, trám răng sâu lỗ to thường mang đến hiệu quả thấp hơn, mảnh trám dễ bị bong tróc. Chính vì thế mà những trường hợp này cần được khám và kiểm tra răng kỹ lưỡng, chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Răng sâu lỗ to có trám được không
Tìm hiểu răng sâu lỗ to có trám được không? Có bền không? Quy trình và các biện pháp chăm sóc

Răng sâu lỗ to có trám được không?

Trám răng sâu là một phương pháp được áp dụng phổ biến. Trong kỹ thuật này, mô răng hỏng được làm sạch và tạo hình xoang trám. Sau đó vật liệu thích hợp (sứ, vàng, bạc, composite hay GIC) được sử dụng để trám bít lỗ sâu. Điều này giúp phục hình răng, kiểm soát đau nhức và ê buốt.

Sâu răng xảy ra khi vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn gây ra quá trình hủy khoáng, mô cứng của răng bị tổn thương. Tình trạng này được đặc trưng bởi những lỗ sâu trên bề mặt răng (màu nâu / đen). 

Nếu không được điều trị, sâu răng phát triển khiến lỗ sâu tăng kích thước, nhiều mô cứng bị ăn mòn và phá hủy, ảnh hưởng đến tủy, gây đau nhức và ê buốt. Tình trạng này không thể tự hồi phục do men răng không chứa tế bào sống. Chính vì thế mà sâu răng cần được hàn trám sớm để điều trị.

Vậy răng sâu lỗ to có trám được không? Theo bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, răng sâu lỗ to có thể trám được. Tuy nhiên hiệu quả điều trị thường giảm nếu lỗ sâu quá lớn, miếng trám dễ bị rớt trong thời gian ngắn.

Răng sâu lỗ to có thể trám được nhưng miếng trám dễ bị rớt trong thời gian ngắn
Răng sâu lỗ to có thể trám được nhưng miếng trám răng dễ bị rớt trong thời gian ngắn

Lỗ sâu to khiến diện tích cần hàn trám lớn, giảm khả năng bám dính của vật liệu trám răng. Sau một thời gian, miếng trám bong bật do tác động lực thường xuyên trong quá trình ăn uống.

Chính vì thế, trước khi hàn trám răng sâu, bác sĩ cần tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá mức độ sâu răng và hiệu quả điều trị. Những người có lỗ sâu quá lớn có thể được yêu cầu bọc răng sứ để đảm bảo phục hồi chức năng nhai và hình dạng của răng.

Quy trình trám răng sâu lỗ to

Trám răng sâu lỗ to được thực hiện nhanh chóng. Tùy thuộc vào kỹ thuật trám răng (trám răng trực tiếp/ trám răng Inlay – Onlay) mà phương pháp này có thể hoàn thành trong vòng 1 hoặc 2 buổi.

Dưới đây là những bước cơ bản trong quy trình trám răng sâu lỗ to:

Bước 1: Khám và tư vấn

Bệnh nhân được khám quanh răng sâu, đánh giá tình trạng răng trước khi chỉ định trám răng. Sau đó bệnh nhân được tư vấn sử dụng vật liệu hàn trám thích hợp dựa trên tình trạng; trám răng thông thường (trám răng trực tiếp) hoặc trám răng Inlay / Onlay (trám răng gián tiếp). 

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bệnh nhân được yêu cầu sử dụng dung dịch nước súc miệng diệt khuẩn để diệt nhanh vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn tình trạng nhiễm trùng lan rộng trong quá trình điều trị.

Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám

Răng sâu lỗ to thường gây đau đớn khó chịu trong quá trình trám răng. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê. Sau đó tiến hành làm sạch vi khuẩn, ngà răng và men răng sâu, tạo hình xoang trám bằng mũi khoan.

Bước 4: Dùng vật liệu trám răng

Đối với trám răng gián tiếp, miếng trám răng được chế tác bên ngoài. Sau đó miếng trám được đặt vào xoang trám. Đối với trám răng trực tiếp, một lớp axit nhẹ được dùng để phủ lên răng. Sau đó dùng keo dán chuyên dụng và vật liệu trám răng để trám bít lỗ sâu.

Cuối cùng dùng tia laser chiếu vào miếng trám để tăng tốc độ đông cứng vật liệu. Đồng thời tăng độ bám dính giữa vật liệu trám răng và răng.

Dùng vật liệu trám răng thích hợp để trám bít lỗ sâu
Dùng vật liệu trám răng thích hợp để trám bít lỗ sâu, phục hồi hình dạng của răng

Bước 5: Kiểm tra và sửa chữa

Kiểm tra sự ổn định của miếng trám, sửa chữa vật liệu dư thừa để tránh trám răng bị cộm. Đảm bảo miếng trám cứng chắc, bám chắc vào răng, không bị chênh hoặc rớt ra ngoài.

Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc

Sau khi kết thúc quá trình trám răng sâu lỗ to, bệnh nhân được hướng dẫn cách chăm sóc để đảm bảo độ bền của miếng trám.

Trám răng sâu lỗ to có đau không?

Trám răng sâu lỗ to có thể gây đau. Quá trình hủy khoáng làm hao mòn men răng và sâu ngà răng. Khi lỗ sâu lớn, buồng tủy bị ảnh hưởng, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy ê buốt và đau nhức kéo dài. 

Trong quá trình hàn trám răng, những tác động vào răng có thể gây ê buốt và đau nhức. Tuy nhiên thuốc gây tê sẽ được dùng để giảm bớt triệu chứng. Sau trám răng sâu lớn từ 3 – 5 ngày, cảm giác khó chịu sẽ nhanh chóng mất đi.

Trám răng sâu lỗ to có bền không?

Hàn trám răng sâu lỗ to thường không mang đến hiệu quả tối ưu, miếng trám dễ bong tróc, đặc biệt là khi chịu nhiều áp lực trong quá trình ăn uống. Do đó trám răng Inlay/ Onlay và và amalgam thường được ưu tiên.

Đối với trám răng bằng Composite, vật liệu trám răng có thể được giữ trong vòng 1 năm. Nếu được chăm sóc tốt và không chịu nhiều áp lực khi ăn uống, mảnh trám có thể được giữ trên 3 năm.

Trám răng bằng Composite có thể được giữ trong vòng 1 đến 3 năm nếu ăn uống và chăm sóc răng miệng tốt

Đối với sứ Inlay/ Onlay và trám bạc (amalgam), mảnh trám có thể được giữ trên 5 năm khi được chăm sóc tốt. Vì thế sau quá trình trám răng, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp để tăng độ bền của kỹ thuật.

Chi phí trám răng sâu lỗ to

Bảng giá trám răng sâu lỗ to như sau:

Trám răng sâu lỗ to Chi phí
Trám răng sữa 200.000 đồng/ răng
Trám răng bằng composite 250.000 – 400.000 đồng/ răng
Trám răng Inlay/ Onlay 1,5 – 5 triệu đồng/ răng

Chi phí trám răng sâu thường chênh lệch do những yếu tố sau:

  • Tình trạng cụ thể của răng
  • Kỹ thuật được thực hiện
  • Vật liệu dùng trong hàn trám răng
  • Nha khoa thực hiện
  • Bảo hiểm y tế. Khi trám răng tại bệnh viện công lập, dùng bảo hiểm y tế cùng tuyến có thể giảm đáng kể chi phí điều trị.

Để xác định chính xác chi phí trám răng sâu lỗ to, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, khám, xác định tình trạng cụ thể và nghe tư vấn của bác sĩ.

Cách chăm sóc sau trám răng sâu lỗ to

Để kéo dài tuổi thọ của miếng trám, cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp. Cụ thể:

1. Thói quen ăn uống phù hợp

Sau trám răng 2 giờ, cần tránh ăn uống để đảm bảo mảnh trám được ổn định trên răng. Lực nhai có thể khiến miếng trám bong tróc. Ngoài ra bạn cần ăn thức ăn mềm và lỏng trong tuần đầu tiên sau trám răng. Cụ thể ăn phở, cháo, súp, canh… có thể giúp hạn chế nhai nhiều, giảm áp lực lên răng và nướu. Từ đó không làm ảnh hưởng đến miếng trám.

Bạn cần tránh ăn hoặc cắn thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Đồng thời không nên nhai nhiều ở răng bị ảnh hưởng. Bởi lỗ sâu lớn làm giảm độ bám dính của miếng trám. Điều này khiến nó dễ dàng bong tróc khi chịu nhiều áp lực.

Để phòng ngừa men răng yếu/ mòn và giảm tuổi thọ của miếng trám, cần tránh ăn những nhóm thực phẩm, thức uống sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường
  • Món ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Rượu bia
  • Thức uống chứa cồn
  • Thức ăn có chứa nhiều axit

Nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, D, canxi, magie… để cải thiện men răng, tăng độ chắc khỏe cho răng. Ngoài ra nên uống nhiều nước sau khi ăn xong để làm sạch khoang miệng, vụn thức ăn trôi nhanh. Đồng thời giữ độ ẩm cho miệng, giảm sự phát triển của vi khuẩn.

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp giúp duy trì độ bền chắc của miếng trám. Đồng thời phòng ngừa sâu răng, viêm tủy răng cùng nhiều vấn đề răng miệng khác.

Sử dung nước súc miệng phù hợp
Sử dung nước súc miệng phù hợp để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng và mảng bám răng
  • Nên chải răng mỗi ngày 2 lần. Chải răng nhẹ nhàng, đều khắp các bề mặt của răng bằng bàn chải lông mềm, đầu chải có kích thước phù hợp và kem đánh răng chứa flour. Điều này giúp làm sạch mảng bám, vụn thức ăn, cải thiện sâu răng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Chải răng lên xuống, xoay tròn đầu chải.
  • Chải răng nhẹ nhàng. Không nên chải răng quá mạnh để tránh miếng trám bị bong tróc.
  • Sau khi chải răng, cần làm sạch vụn thức ăn trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
  • Sử dung nước súc miệng phù hợp, có khả năng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng và mảng bám răng.
  • Nên uống nhiều nước hoặc súc miệng với nước sau khi ăn xong. Điều này giúp rửa trôi vụn thức ăn.

3. Loại bỏ thói quen nghiến răng

Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ cần đeo máng nhai để tránh các răng ma sát với nhau. Điều này giúp ngăn mòn mặt nhai, mòn men răng và bong tróc miếng trám. 

4. Khám nha khoa định kỳ

Nên khám và cạo vôi răng mỗi năm 2 lần. Kiểm tra răng thường xuyên và theo dõi các biểu hiện bất thường. Điều này giúp kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng. Nếu miếng trám bong tróc, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám, thay miếng trám mới hoặc áp dụng phương pháp phục hình khác.

Lưu ý khi trám răng sâu lỗ to

Trám răng không thể mang đến hiệu quả tối ưu cho những trường hợp có răng sâu lỗ to. Vì thế bạn cần đánh giá tình trạng răng và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất theo hướng dẫn của nha sĩ.

Ngoài ra bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để trám răng
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để thăm khám, trám răng an toàn và hiệu quả
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Trám răng với bác sĩ có tay nghề yếu có thể làm tổn thương tủy, đau nhức nhiều, miếng trám bong tróc sau vài ngày trám răng.
  • Cần áp dụng kỹ thuật trám răng và dùng vật liệu hàn trám phù hợp với kích thước lỗ sâu, vật liệu có độ bám chắc tốt.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống theo hướng dẫn để không làm giảm tuổi thọ của miếng trám.
  • Thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu có những dấu hiệu bất thường sau khi trám răng sâu lỗ to. Cụ thể:
    • Miếng trám bong tróc hoặc xê dịch
    • Đau nhức răng kéo dài trên 3 ngày hoặc đau nhức dữ dội
    • Sưng nướu
    • Ngứa ngáy
    • Dị ứng với vật liệu trám răng…

Bài viết giúp giải đáp “Răng sâu lỗ to có trám được không? Có bền không? Chi phí và cách chăm sóc”. Răng sâu lỗ to có thể được hàn trám răng để điều trị. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp tối ưu, miếng trám dễ bong tróc. Vì thế những người có lỗ sâu răng quá lớn nên chăm sóc răng đúng cách hoặc lựa chọn bọc răng sứ để đảm bảo phục hình và hồi phục chức năng của răng.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!