Răng sứ được làm từ các vật liệu sứ nên có tính chất và đặc điểm hoàn toàn khác với răng thật. Do đó, khá nhiều bạn đọc băn khoăn về vấn đề “Răng sứ bị mẻ có trám được không?” và phương pháp nào khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Răng sứ bị mẻ có trám được không? Giải đáp!
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng được ưa chuộng. Phương pháp này có thể cải thiện tình trạng răng bị nứt mẻ, vỡ, men răng ngả màu nặng,… Bọc răng sứ sử dụng sứ kim loại và sứ toàn sứ để chế tác mão răng tương ứng, sau đó chụp lên cùi răng thật đã được mài nhỏ từ trước.
Ngoài hiệu quả phục hồi hình dáng và chức năng của răng, mão sứ còn có tác dụng bảo vệ cùi răng thật bên trong. Chính vì vậy, phương pháp này còn được áp dụng trong trường hợp răng bị chết tủy. Nhờ có mão răng sứ bao bọc, răng bị chết tủy sẽ có tuổi thọ cao hơn, ít bị ngả màu, giòn và nứt do tác động từ nhiệt độ trong thức ăn và đồ uống.
Thông thường, răng bị nứt mẻ có thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám. Tuy nhiên với những trường hợp răng sứ bị mẻ, nhiều người băn khoăn không biết liệu có trám lại được hay không.
Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, răng sứ bị mẻ hoàn toàn không thể trám lại được. Do các chất liệu được sử dụng trong kỹ thuật hàn trám không có khả năng liên kết với răng sứ. Nếu thực hiện hàn trám trên răng sứ bị mẻ, miếng trám sẽ bị rời ra và bung súc chỉ trong một thời gian ngắn.
Chính vì vậy khi bọc răng sứ, nên ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tránh tình trạng răng nứt, mẻ. Ngoài ra, nên thay đổi những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như nghiến răng khi ngủ, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, đồ ăn chứa nhiều axit,… Nếu chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể sử dụng được trong thời gian dài và giữ được màu sắc trắng sáng.
Cách khắc phục răng sứ bị mẻ
Răng sứ bị nứt, mẻ có thể xảy ra do chấn thương, ăn nhai quá mạnh, thường xuyên dùng thức ăn/ đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, đặc biệt là trong trường hợp vết nứt, mẻ lớn.
Vì không thể hàn trám răng để khắc phục như răng thật nên trong trường hợp răng sứ bị mẻ, bác sĩ sẽ xem xét 1 trong 2 phương pháp sau:
- Trường hợp răng sứ mẻ nhẹ: Trong trường hợp này, bạn có thể tiếp tục sử dụng mà không mà không cần khắc phục. Nếu răng bị mẻ nằm ở vị trí dễ nhận thấy, bác sĩ sẽ tiến hành mài đều phần răng bị mẻ để không ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ.
- Trường hợp răng sứ bị nứt, mẻ nhiều: Trong trường hợp răng sứ bị nứt mẻ nhiều có thể lộ cùi răng thật ở bên trong. Tình trạng này gây ra cảm giác đau nhức và ê buốt khi ăn uống, thậm chí là khi hít thở không khí lạnh. Để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, bác sĩ sẽ bỏ mão răng cũ và chế tác mão răng sứ mới thay thế.
Trên thực tế, răng sứ có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nên rất ít khi gặp phải tình trạng răng bị mẻ, nứt. Tình trạng này chủ yếu gặp ở những người không chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên có các thói quen xấu. Vì vậy, bạn nên có biện pháp chăm sóc hợp lý để phòng ngừa nứt mẻ răng sứ.
Trong trường hợp răng sứ bị mẻ, nên súc miệng để loại bỏ phần răng bị vỡ nhằm hạn chế tình trạng nuốt phải. Sau đó, sắp xếp thời gian đến phòng khám sớm để được khắc phục kịp thời.
Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp “Răng sứ bị mẻ có trám được không?” và những phương pháp khắc phục hiệu quả. Để được tư vấn phương pháp phù hợp, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám sớm nhất. Tránh để lâu dài khiến cùi răng thật bị kích thích, đau nhức và ê buốt nhiều khi ăn uống.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Top 10 Vật Liệu Trám Răng Tốt Và Thông Dụng Nhất Ở Nước Ta
Phụ nữ đang mang thai có nên đi trám răng không?
Trám răng có đau không? Có chích thuốc tê không?
Trám răng hàm sử dụng được bao lâu? Giá bao nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!