Không chỉ được dùng để chăm sóc da, nha đam còn có công dụng chữa viêm lợi và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Các mẹo chữa từ thảo dược này sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên nên khá lành tính, an toàn với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nha đam và công dụng chữa bệnh viêm lợi
Nha đam (lô hội) là thảo dược quen thuộc được sử dụng để chế biến món ăn, thức uống có tác dụng thanh nhiệt và nhuận tràng. Ngoài ra, thảo dược này còn được tận dụng để chăm sóc da, tóc và móng nhờ hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất dồi dào.
Nha đam là vị thuốc quý đã được sử dụng từ rất lâu đời. Hiện nay, các tác dụng dược lý của loài thực vật này đã được chứng minh qua nhiều thực hiện lâm sàng. Ít người biết rằng, ngoài tác dụng chăm sóc da, nha đam còn mang đến lợi ích đối với hệ tiêu hóa, đường huyết và sức khỏe răng miệng.
Nghiên cứu cho thấy, hỗn hợp các Anthraquinon trong nha đam chứa các thành phần có đặc tính giảm đau, chống viêm và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn như Emodin và Aloin. Với khả năng làm dịu da và dưỡng ẩm tốt, thảo dược này có thể giảm nhanh tình trạng sưng đau và nóng rát ở mô nướu bị viêm nhiễm.
Ngoài ra, các enzyme, khoáng chất và vitamin trong nha đam còn có tác dụng thúc đẩy tốc độ làm lành mô nướu bị tổn thương. Đồng thời tăng cường sức khỏe và chức năng đề kháng cho răng miệng.
Tác dụng chữa các bệnh răng miệng của nha đam đã được chứng minh trên thực nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu trên 300 người dùng nước ép nha đam nguyên chất súc miệng hằng ngày cho thấy, thảo dược này thực sự có hiệu quả trong việc giảm hình thành mảng bám. Ngoài ra, nước ép nha đam cũng đã được chứng minh có hiệu quả tiêu diệt nấm Candida albicans và vi khuẩn Streptococcus mutans – các loại vi khuẩn và nấm men có hại bên trong khoang miệng.
Với hoạt tính kháng khuẩn mạnh, nha đam có thể giảm tình trạng viêm sưng và phù nề mô nướu do bệnh viêm lợi. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong nha đam còn giúp phục hồi vùng lợi bị viêm nhiễm, tụt lợi và chảy máu khá hiệu quả.
Chữa viêm lợi bằng nha đam ít được biết đến hơn so với các mẹo dân gian khác như dùng lá trầu không, sử dụng gừng tươi, mật ong, dầu dừa,… Tương tự như các nguyên liệu tự nhiên, mẹo chữa từ nha đam có độ an toàn cao và dễ thực hiện. Vì vậy ngoài các phương pháp y tế, bạn nên áp dụng thêm mẹo chữa này để hỗ trợ quá trình điều trị.
Hướng dẫn 5 cách dùng nha đam chữa viêm lợi an toàn
Nha đam là thảo dược lành tính, an toàn và dễ tìm mua. Để chữa bệnh viêm lợi, bạn có thể dùng nha đam nguyên chất hoặc kết hợp thêm với một số nguyên liệu khác nhằm tăng hiệu quả điều trị. Các mẹo chữa từ thảo dược này ít khi phát sinh tác dụng phụ nên có thể áp dụng cho trẻ em và người trưởng thành.
Dưới đây là 5 cách dùng nha đam chữa bệnh viêm lợi an toàn, hiệu quả:
1. Sử dụng nha đam tươi chữa viêm lợi
Viêm lợi thường gây sưng đau mô nướu, nướu viêm đỏ, dễ chảy máu và nhạy cảm hơn bình thường. Để giảm nhanh các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng nha đam tươi đắp trực tiếp lên phần mô nướu bị tổn thương. Với hàm lượng nước dồi dào, tác dụng tiêu viêm và thanh nhiệt, nha đam có thể đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng khó chịu.
Ngoài ra, Anthraquinon trong thảo dược này còn giúp bảo vệ mô nướu khỏi tác động của vi khuẩn, nấm men và virus. Đồng thời thúc đẩy nướu răng tái tạo và phục hồi hoàn toàn. Bạn có thể áp dụng cách này mỗi khi cơn đau bùng phát hoặc thực hiện sau mỗi lần chải răng để kiểm soát bệnh viêm nướu (viêm lợi).
Hướng dẫn cách dùng nha đam nguyên chất chữa bệnh viêm lợi:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, rửa sạch và cắt bỏ vỏ
- Sau đó, cạo bỏ phần mủ vàng và rửa thêm vài lần để làm sạch hoàn toàn
- Kế tiếp dùng phần thịt màu trắng cắt thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên mô nướu bị tổn thương
- Sau khoảng 5 – 7 phút, nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch
Cách này không chỉ giúp cải thiện bệnh viêm lợi mà còn hỗ trợ giảm tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, sâu răng và đau nhức do mọc răng. Tuy nhiên, mủ nha đam có thể gây kích ứng nên cần chú ý làm sạch kỹ trước khi sử dụng.
2. Súc miệng với nước ép nha đam
Súc miệng với nước ép nha đam cũng là cách đơn giản để đẩy lùi bệnh viêm lợi và một số bệnh nha khoa thường gặp khác. Với hơn 200 thành phần có hoạt tính sinh học, nước ép nha đam có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và làm dịu mô nướu hiệu quả.
Súc miệng với nước ép nha đam 2 lần/ ngày có thể cải thiện tình trạng nướu sưng đau, phù nề, chảy máu và hôi miệng. Ngoài ra, acid salicylic tự nhiên trong thảo dược này còn có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và nấm men có hại. Thường xuyên súc miệng với nước ép nha đam không chỉ cải thiện bệnh viêm lợi mà còn phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp khác.
Cách sử dụng nha đam chữa bệnh viêm lợi hiệu quả:
- Sử dụng 1 – 2 lá nha đam tươi, cắt bỏ vỏ và cho thịt nha đam vào ngâm với 1 ít nước muối pha loãng trong vòng 10 phút
- Để ráo nước và cho tất cả vào xay nhuyễn (có thể thêm 1 ít nước để làm lỏng hỗn hơp)
- Chia nước nha đam thành nhiều phần bằng nhau và sử dụng để ngậm, súc miệng sau khi chải răng
3. Kết hợp nha đam và chanh tươi
Chanh tươi có tác dụng làm sạch và kháng khuẩn tự nhiên. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp nha đam và nước cốt chanh. Công thức từ hai nguyên liệu này còn hiệu quả làm sạch khoang miệng và giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh viêm lợi gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi và ½ quả chanh
- Rửa sạch lá nha đam, cắt bỏ vỏ và ngâm phần thịt với nước muối pha loãng trong khoảng 7 – 10 phút
- Sau đó, cho tất cả thịt nha đam vào xay nhuyễn và vắt nước cốt chanh vào
- Hòa thêm với 1 ít nước và chia thành nhiều phần bằng nhau để ngậm, súc miệng sau mỗi lần chải răng
4. Dùng nha đam và đinh hương
Từ lâu, đinh hương đã được sử dụng để giảm đau nhức răng và hôi miệng. Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, tác dụng chữa bệnh của đinh hương cũng đã được nghiên cứu và chứng minh trên phương diện khoa học.
Hoạt chất Eugenol trong đinh hương được chứng minh có hiệu quả gây tê, làm mát mô nướu và giảm đau nhức. Đồng thời hỗ trợ tiêu diệt virus, nấm và các chủng vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng. Tuy nhiên, tinh dầu đinh hương có vị cay tê nên không thể sử dụng trực tiếp mà phải pha loãng. Thay vì dùng nước lọc, bạn có thể sử dụng nước ép nha đam để gia tăng hiệu quả điều trị chứng viêm lợi.
Cách dùng đinh hương và nha đam chữa bệnh viêm lợi:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi và 1 ít tinh dầu đinh hương
- Rửa sạch nha đam, cắt bỏ vỏ và lấy phần thịt trong suốt
- Đem phần thịt ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút để làm sạch chất nhớt
- Cho nha đam vào xay nhuyễn với 1 ít nước
- Sau đó, thêm vào 1 ít tinh dầu đinh hương, khuấy đều và dùng để ngậm sau khi chải răng
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm lợi và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
5. Thêm nha đam vào chế độ ăn
Thêm nha đam vào chế độ dinh dưỡng cũng là cách kiểm soát bệnh viêm lợi và một số vấn đề nha khoa thường gặp khác. Hầu hết các bệnh răng miệng đều gặp ở người có hệ miễn dịch suy giảm và sức khỏe kém. Do đó ngoài các mẹo sử dụng tại chỗ, bạn có thể thêm nha đam vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ kiểm soát bệnh viêm nướu răng.
Nha đam cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết. Các thành phần dinh dưỡng trong thảo dược này có thể nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa. Ở người có hệ miễn dịch kém, các chất chống oxy hóa tự nhiên trong nha đam còn góp phần bảo vệ mô nướu và ngăn chặn tác động của vi khuẩn có hại.
Nha đam là loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng nên thích hợp ăn vào những ngày nắng nóng. Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe răng miệng, các món ăn và thức uống từ nha đam còn giúp giải độc, nhuận tràng, giảm đau dạ dày và phòng ngừa táo bón.
Lưu ý khi dùng nha đam chữa bệnh viêm lợi
Sử dụng nha đam chữa bệnh viêm lợi là biện pháp khá đơn giản, tận dụng chủ yếu các nguyên liệu tự nhiên nên an toàn và lành tính với sức khỏe. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹo chữa này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tương tự như các mẹo dân gian khác, cách chữa viêm lợi bằng nha đam chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Để kiểm soát bệnh lý này hoàn toàn, cần phải kết hợp với các phương pháp y tế và vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Nha đam là nguyên liệu tự nhiên không chứa độc tính. Tuy nhiên, mủ của loài thực vật này có thể gây kích ứng, dị ứng. Do đó khi sử dụng, cần chú ý làm sạch mủ để tránh ngứa ngáy mô nướu.
- Không áp dụng mẹo chữa viêm lợi bằng nha đam nếu có tiền sử dị ứng thảo dược này.
- Các mẹo chữa từ nguyên liệu tự nhiên đều có tác dụng khá chậm. Để đạt hiệu quả như mong đợi, cần áp dụng trong thời gian dài.
- Ngoài ra, cần thay đổi một số thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý để bảo vệ sức khỏe răng miêng. Nếu không thay đổi thói quen xấu, bệnh viêm lợi có thể tiến triển mãn tính và dai dẳng.
Trên đây là những thông tin về cách chữa bệnh viêm lợi bằng nha đam. Mẹo chữa này chủ yếu tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên để kiểm soát bệnh triệt để, cần có sự phối hợp giữa mẹo dân gian và các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Sưng Nướu Răng Và Nổi Hạch Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị
Viêm Lợi Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?
Bị Viêm Lợi Nên Bổ Sung Vitamin Gì Tốt?
Viêm lợi phì đại là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!