Bé bị viêm lợi nhiệt miệng thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, chấn thương vùng miệng, nhiễm trùng và các bệnh lý nha khoa. Tình trạng này khiến lợi sưng tấy và đỏ ửng, hình thành vết loét kèm theo đau nhức. Những triệu chứng có thể được cải thiện bằng biện pháp chăm sóc.
Thế nào là viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ?
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng thường do nhiễm trùng, chế độ ăn uống không phù hợp. Trong đó viêm lợi là tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ và đau nhức ở nướu/ lợi bị ảnh hưởng.
Tình trạng này thường đi kèm với nhiệt miệng. Đây là một dạng viêm loét niêm mạc miệng với những nốt mụn nước hình thành trong niêm mạc miệng. Khi vỡ, chúng tạo thành vết loét nông, cộm kèm theo đau rát khi vỡ.
Viêm lợi nhiệt miệng thường nhẹ, những triệu chứng gây khó chịu nhưng giảm nhanh bằng các biện pháp chăm sóc. Nếu không được chữa trị, một số bé bị viêm lợi và nhiệt miệng nặng, kèm theo sốt cao và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng do đâu?
So với người lớn, viêm lợi nhiệt miệng thường gặp hơn ở trẻ nhỏ. Những triệu chứng khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc, chán ăn và bỏ bú. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé bị viêm lợi nhiệt miệng:
1. Hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, cơ thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, chúng tiết ra độc tố kích thích phản ứng viêm và gây tổn thương mô mềm. Từ đó gây viêm lợi và nhiệt miệng ở trẻ.
2. Chấn thương vùng miệng
Chấn thương vùng miệng có thể là nguyên nhân khiến bé bị viêm lợi nhiệt miệng. Cắn/ nhai thực phẩm cứng, cắn đồ vật, chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải không phù hợp, ma sát với khí cụ niềng răng… có thể khiến mô nướu bị tổn thương và hình thành vết loét.
3. Chế độ ăn uống không phù hợp
Viêm lợi và nhiệt miệng thường gặp ở những trẻ ăn nhiều thực phẩm ngọt. Khi không vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn sinh sôi, tiết độc tố gây viêm ở mô nướu và tạo vết loét.
Ngoài ra thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm cứng… có thể gây tổn thương mô, kích thích phát triển mụn nước và tạo vết loét trong niêm mạc miệng. Từ đó gây viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất góp phần tạo nên vết trong niêm mạc. Đồng thời khiến cơ thể suy yếu, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và gây viêm lợi. Tình trạng này thường gặp hơn ở những trẻ bị thiếu vitamin B12 và chất sắt.
4. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Những mảnh thức ăn dư thừa và mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, kẽ răng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Lâu ngày hình thành vôi răng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Điều này gây ra các bệnh lý răng miệng. Trong đó có sâu răng, viêm lợi và nhiệt miệng.
5. Mọc răng
Răng nhú lên trong quá trình mọc răng khiến lợi dễ bị viêm, sưng tấy, ửng đỏ và đau. Tình trạng này không đáng lo ngại, triệu chứng nhẹ và thường nhanh chóng qua đi. Trong một số trường hợp bé bị viêm lợi và nhiệt miệng đồng thời.
6. Suy giảm chức năng gan, thận
Gan hoặc/ và thận bị suy giảm chức năng làm giảm hiệu quả đào thải độc tố. Lâu ngày dẫn đến tình trạng nóng trong, nướu răng sưng đỏ do viêm và hình thành các vết loét ở niêm mạc miệng.
7. Bệnh lý nha khoa
Một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng… thường kèm theo viêm nướu và kích thích sự hình thành của những vết loét trong niêm mạc miệng.
Ngoài ra việc không kiểm soát bệnh răng miệng có thể khiến ổ viêm phát triển lớn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan làm tổn thương mô nướu. Đồng thời gây nhiệt miệng có mủ, nhiệt miệng chân răng.
8. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng khiến bé bị viêm lợi và nhiệt miệng kèm theo sốt. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn lây lan. Khi không được kiểm soát, vi khuẩn có thể di chuyển khắp cơ thể theo đường máu. Từ đó gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm lợi nhiệt miệng
Tùy thuộc vào nguyên nhân, bé bị viêm lợi nhiệt miệng có thể gặp các triệu chứng nhẹ hoặc nặng. Tuy nhiên các triệu chứng thường nhanh chóng thuyên giảm khi chăm sóc răng miệng đúng cách.
Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết:
- Lợi quanh răng sưng tấy và đỏ ửng
- Đau nhức
- Chảy máu chân răng thường xuyên
- Tụt lợi răng lung lay ở trường hợp nặng
- Hôi miệng
- Một hoặc nhiều mụn nước hình thành, sau đó vỡ ra tạo thành vết loét nhỏ, nông ở niêm mạc miệng, lưỡi hoặc nướu răng
- Vết loét lõm ở giữa, có viền rõ rệt
- Vết loét gây đau rát, ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp
- Đau rát thường nghiên trọng hơn khi ăn thực phẩm có tính axit, cay nóng, thức ăn mặn
- Thường xuyên chảy nước dãi
- Sốt
- Sưng hạch ở cổ và góc hàm
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc
- Chán ăn hoặc bỏ bú.
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Ở trẻ nhỏ, viêm lợi nhiệt miệng thường ở mức độ nhẹ, các biện pháp chăm sóc có thể giúp triệu chứng nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên tình trạng này nghiêm trọng hơn ở những trường hợp có nhiễm trùng phát triển, chăm sóc và điều trị không đúng cách.
Các triệu chứng tăng dần mức độ theo thời gian, trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc và khó khăn khi ăn uống. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, gây khó ngủ và sụt cân.
Mặc dù hiếm gặp nhưng viêm lợi nhiệt miệng không điều trị có thể gây thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:
- Viêm cấp khiến toàn bộ niêm mạc miệng sưng tấy
- Nhiễm trùng lan rộng
- Nhiễm trùng máu
- Nhiễm trùng xương ổ răng
- Áp xe nướu răng
- Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn
Để ngăn ngừa biến chứng, các biện pháp chăm sóc và điều trị cần được thực hiện sớm và tích cực.
Các khắc phục bé bị viêm lợi nhiệt miệng
Viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ thường không cần điều trị y tế. Những triệu chứng nhanh chóng mất đi khi được chăm sóc đúng cách. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể nặng và dài dẳng. Những trường hợp này nên dùng thuốc theo chỉ định để điều trị.
1. Súc miệng với nước muối ấm
Bé bị viêm lợi nhiệt miệng có thể súc miệng với nước muối ấm để khắc phục tình trạng. Nước muối chứa những hoạt chất chống viêm mạnh, loại bỏ ổ nhiễm trùng và ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh.
Khi súc miệng với nước muối ấm, khoang miệng được làm sạch, tạo điều kiện cho vết loét và mô nướu lành lại. Ngoài ra biện pháp này còn giúp giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả.
Hướng dẫn súc miệng với nước muối ấm:
- Hòa tan nửa thìa cà phê muối với 400ml nước ấm
- Chia nước muối ấm thành 3 phần, dùng để súc miệng trong ngày
- Mỗi lần súc miệng 2 – 3 phút. Sau 2 – 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
2. Uống nhiều nước
Khi bé bị viêm lợi nhiệt miệng, hãy cho bé uống nhiều nước. Điều này giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, ngăn viêm loét phát triển. Đồng thời thúc đẩy chữa lành tổn thương, ngăn viêm lợi nhiệt miệng tái diễn.
Ngoài ra uống nhiều nước giúp làm sạch khoang miệng, tạo độ ẩm và hỗ trợ ngăn vi khuẩn phát triển. Từ đó giảm nhẹ viêm lợi nhiệt miệng và phòng ngừa nhiều bệnh lý răng miệng khác.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khoang miệng sạch sẽ giúp ngăn vi khuẩn kích thích phản ứng viêm, giảm tình trạng viêm nướu và tạo điều kiện cho vết loét lành lại. Chính vì thế việc vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết.
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng:
- Chải răng mỗi ngày 2 – 3 lần. Dùng bàn chải có đầu chải nhỏ, lông chải mềm, mịn và mảnh để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Ngoài ra nên sử dụng kem đánh răng chứa flour để tăng tái khoáng răng, tạo lớp màn bảo vệ men răng. Từ đó ngăn ngừa sâu răng, ngăn vi khuẩn tạo ổ viêm dẫn đến viêm nướu.
- Dùng dung dịch nước súc miệng sau khi chải răng. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với trẻ.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, tránh vi khuẩn sinh sôi.
- Súc miệng với nước sạch để làm sạch khoang miệng, đảm bảo vụn thức ăn được loại bỏ sau khi ăn xong.
- Khám nha khoa định kỳ và điều trị các bệnh lý răng miệng.
4. Dùng gel lô hội
Dùng lô hội (nha đam) có thể giảm viêm lợi nhiệt miệng cho trẻ. Nha đam chứa nhiều nước và có tính mát, khi dùng có thể làm dịu mô nướu và vết thương trong niêm mạc miệng. Đồng thời giúp thanh nhiệt hiệu quả.
Ngoài ra lô hội có khả năng xoa dịu tình trạng phù nề, kháng viêm, giảm đau và chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh. Do đó dùng loại thảo dược này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn viêm lợi nhiệt miệng tái diễn.
Khi sử dụng, rửa sạch và gọt bỏ vỏ lô hội, làm sạch mủ vàng và nạo lấy phần gel trong suốt. Dùng gel này để thoa lên vết loét và mô lợi bị sưng, giữ trong 10 phút. Dùng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng.
5. Dùng mật ong
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật ong chứa hydrogen peroxide. Hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên. Trong đó hydrogen peroxide đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. Chất này cũng cản trở sự phát triển của E. coli, salmonella và nhiều loại vi khuẩn trong khoang miệng.
Ngoài ra bôi trực tiếp mật ong vào vết thương giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành, làm sạch vết thương. Đồng thời giúp giảm nhanh tình trạng nhiễm trùng, viêm sưng và đau nhức, giảm mùi hôi và mủ.
Khi dùng đường uống, mật ong giúp bổ sung vitamin, bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và chống mệt mỏi. Chính vì thế mà bé bị viêm lợi nhiệt miệng có thể giảm nhanh tình trạng khi dùng mật ong.
Hướng dẫn cách đùng mật ong trị viêm lợi nhiệt miệng cho trẻ:
- Cách 1: Thoa trực tiếp mật ong lên vết loét và mô nướu bị sưng.
- Cách 2: Hòa tan một ít mật ong với 300ml nước ấm, dùng để súc miệng. Đảo đều nước mật ong ấm trong miệng khoảng 2 phút.
- Cách 3: Hòa tan 2 muỗng mật ong trong 1 cốc nước ấm, có thể thêm nước cốt cam. Uống mỗi ngày để phục hồi thể trạng và lành thương nhanh chóng.
6. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp
Khi bé bị viêm lợi nhiệt miệng, hãy thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để làm dịu tình trạng. Cụ thể nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm có tính mát, có khả năng thải trừ độc tố như rau má, đậu xanh, bí đao.
Tăng cường bổ sung vitamin A, C, E, omega-3, canxi và các khoáng chất khác từ các loại cá, rau xanh, củ, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu, hạt… Điều này giúp phục hồi thể trạng cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng và sốt, giảm đau và sưng viêm. Đồng thời thúc đẩy chữa lành tổn thương, chống nhiễm khuẩn, kháng viêm.
Ngoài ra nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt. Không nên ăn thức ăn quá cứng, dai, có tính axit, nhiều đường… Bởi những loại thực phẩm này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng mức độ tổn thương, gây đau và sưng viêm.
7. Dùng thuốc
Nếu bé bị viêm lợi nhiệt miệng ở mức độ nặng và các triệu chứng kéo dài, hãy cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:
- Mouthpaste: Đây là một loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em được sử dụng phổ biến. Thuốc này được điều chế ở dạng bôi ngoài, chứa Triamcinolon (thành phần chính). Đây là một loại corticoid, có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và giảm sưng đau. Việc sử dụng thuốc bôi Mouthpaste có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng do viêm lợi nhiệt miệng gây ra. Tuy nhiên thuốc không phù hợp với những người bị viêm loét niêm mạc miệng do nhiễm nấm, virus hoặc vi khuẩn.
- Thuốc xịt nhiệt miệng Traful: Traful dạng xịt là thuốc trị nhiệt miệng của Nhật, phù hợp với người lớn và trẻ em trên 3 tuổi. Sản phẩm này chứa Axit tranexamic và các vitamin giúp làm dịu tình trạng sưng đau và chữa lành tổn thương. Ngoài ra Traful có chiết xuất tinh dầu bạc hà, có khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm sưng và đau do viêm lợi nhiệt miệng hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng cho những bé bị viêm lợi nhiệt miệng do vi khuẩn. Thuốc giúp loại trừ vi khuẩn trong khoang miệng và ngăn tình trạng lây lan.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID dùng cho những trường hợp bị viêm và đau ở mức độ vừa. Thuốc có tác dụng trị viêm, giảm đau, ngăn kết tập tiểu cầu.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol sẽ được dùng cho những trường bị viêm lợi nhiệt miệng gây đau vừa hoặc kèm theo sốt. Thuốc này có tác dụng giảm sốt và trị đau nhanh chóng.
Phòng ngừa bé bị viêm lợi nhiệt miệng
Chăm sóc răng miệng đúng cách kết hợp cải thiện miễn dịch là cách phòng ngừa bé bị viêm lợi nhiệt miệng hiệu quả. Cụ thể:
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng, thanh nhiệt, giải độc và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Chải răng mỗi ngày 2 – 3 lần, đảm bảo kẽ răng và tất cả bề mặt răng đều được làm sạch. Tốt nhất nên dùng bàn chải có lông chải mềm, đầu chải có kích thước phù hợp.
- Sau khi chải răng, nên dùng dung dịch nước súc miệng và chỉ nha khoa để tăng hiệu quả diệt khuẩn và làm sạch khoang miệng. Điều này giúp phòng ngừa vi khuẩn gây viêm, nhiệt miệng, sâu răng và nhiều bệnh răng miệng khác.
- Không cho trẻ cắn móng tay, cắn đồ vật, xỉa răng, ngậm những vật dụng có khả năng gây trầy xước niêm mạc miệng.
- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm cứng, có nhiều đường, quá dai, cay nóng. Súc miệng với nước sau khi ăn xong để làm sạch vụn thức ăn còn sót lại.
- Cho trẻ bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin C) để nâng cao sức khỏe, tăng khả năng chống viêm và chống nhiễm khuẩn. Đồng thời cải thiện hệ miễn dịch. Từ đó giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn và viêm lợi nhiệt miệng. Ngoài ra nên đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin B, chất sắt, kẽm… để giảm nguy cơ viêm loét niêm mạc miệng.
- Cho bé dùng thực phẩm mềm, dễ nhai và nuốt, đặc biệt là trong giai đoạn mọc răng của trẻ.
- Điều trị những bệnh răng miệng có thể khiến bé bị viêm lợi nhiễm trùng.
Hầu hết bé bị viêm lợi nhiệt miệng ở mức độ nhẹ và vừa, triệu chứng giảm nhanh bằng cách tự điều trị và các biện pháp chăm sóc. Tuy nhiên một số trẻ có những triệu chứng nặng và kéo dài. Những trường hợp này nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Mách Bạn 11 Cách Chữa Viêm Lợi Có Mủ Tại Nhà Hiệu Quả
Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Viêm Lợi Trùm Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị An Toàn
Nướu răng nổi cục thịt nguyên nhân từ đâu? Cách trị hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!