Đau nhức kẽ răng là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả, bạn cần biết tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.
Bị đau nhức ở kẽ răng – Dấu hiệu nhận biết
Ngoài răng và nướu, tình trạng đau nhức còn có thể xuất hiện ở kẽ răng. Kẽ răng là vị trí nằm giữa hai răng gần kề với khoảng cách hẹp và khuất nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm sạch. Chính vì vậy nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, kẽ răng có thể bám dính thức ăn, hình thành mảng bám dẫn đến hàng loạt các bệnh về răng miệng.
Đau nhức kẽ răng là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có hướng điều trị phù hợp, bạn nên phân biệt đau kẽ răng với đau chân răng và đau do sưng mô nướu.
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết đau nhức kẽ răng:
- Cơn đau xuất hiện khi ăn uống, sinh hoạt hoặc có thể tự phát vào ban đêm
- Mức độ đau tăng lên khi thức ăn bám dính vào các kẽ, rãnh
- Dùng tay ấn vào kẽ răng nhận thấy cơn đau tăng lên, trong khi đó thân răng và nướu xung quanh không đau nhiều
- Kẽ răng có thể rỉ dịch, mủ và dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống
Đau nhức ở kẽ răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người cao tuổi. Dù hiếm khi đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy, nên có những biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây đau nhức kẽ răng
Đau nhức ở kẽ răng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, chấn thương,… Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nha khoa.
1. Dấu hiệu của bệnh sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng là tình trạng sâu răng xảy ra ở kẽ răng. Sâu răng là bệnh nha khoa phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh lý này xảy ra do vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển mạnh trong mảng bám, cao răng dẫn đến bài tiết nhiều axit.
Axit do hại khuẩn bài tiết chính là yếu tố trực tiếp gây hòa tan các mô cứng của men răng và ngà răng. Theo thời gian, kẽ răng xuất hiện các lỗ sâu có màu nâu, đen với bờ lởm chởm. Ban đầu, sâu kẽ răng thường không có triệu chứng do chỉ mới ảnh hưởng đến lớp men ngoài cùng. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, sâu răng có thể tiến triển đến phần ngà răng dẫn đến tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống và sinh hoạt.
2. Do thức ăn dính vào kẽ răng
Kẽ răng là vị trí thức ăn dễ bám dính vào khi ăn uống. Các loại thịt, gân bò, rau xanh,… có thể giắt vào kẽ răng gây kích thích chân răng và mô nướu dẫn đến hiện tượng đau nhức nhẹ. Nếu đang có sẵn các bệnh lý nha khoa, tình trạng thức ăn giắt vào kẽ răng có thể làm tăng mức độ cơn đau, nướu sưng đỏ, viêm kẽ chân răng, phù nề chảy máu.
3. Các bệnh nha chu
Nha chu là tổ chức nâng đỡ răng bao gồm các cơ quan như nướu răng, xương ổ răng, cement và dây chằng nha chu. Các bệnh nha chu thường gặp là viêm nướu răng (viêm lợi) và viêm nha chu, viêm kẽ chân răng… Trong đó, viêm nướu lợi là giai đoạn nhẹ xảy ra khi vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm khu trú mô nướu xung quanh răng. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh làm tổn thương các cơ quan lân cận.
Các bệnh nha chu có triệu chứng khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Khi mô nướu và các cơ quan lân cận bị tổn thương nặng, răng có thể bị đau nhức, lỏng lẻo và dễ chảy máu. Nếu đã hình thành túi nha chu (túi rỗng nằm giữa răng và mô nướu), kẽ răng có thể bị đau nhức nhiều, thậm chí rỉ dịch và mủ có mùi hôi.
4. Thói quen dùng tăm xỉa răng
Dùng tăm xỉa răng là thói quen vệ sinh răng miệng quen thuộc của người Việt bên cạnh việc chải răng 2 – 3 lần/ ngày. Tuy nhiên, thói quen này gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng.
Tăm tre là vật dụng cứng và có kích thước khá lớn. Chính vì vậy khi sử dụng để làm sạch kẽ răng, tăm có thể kích thích mô nướu và làm mòn men răng. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, khoảng cách giữa các răng có xu hướng tăng lên, kẽ răng dễ đau nhức trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.
5. Sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách
Chỉ nha khoa là vật dụng làm sạch răng miệng được khuyến khích dùng thay thế cho tăm xỉa răng. Chỉ nha khoa có dạng sợi mảnh, nhỏ dễ dàng len lỏi vào bên trong kẽ răng để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa.
Tuy nhiên, kẽ răng cũng có thể bị đau nhức do sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách. Dùng lực quá mạnh và ma sát quá nhiều khi dùng chỉ có thể khiến nướu răng bị kích thích, chảy máu và đau nhức. Ngoài ra, thói quen này còn làm tăng nguy cơ mòn men răng dẫn đến tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ lạnh và nóng.
6. Chấn thương
Chấn thương cũng là nguyên nhân gây đau nhức kẽ răng thường gặp. Tác động cơ học mạnh lên phần răng, nướu và kẽ răng có thể khiến các cơ quan này bị đau nhức và chảy máu.
Với chấn thương nhẹ, tình trạng có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Ngược lại với những chấn thương nặng, tình trạng thường kéo dài trong nhiều tháng và cần phải can thiệp các phương pháp khắc phục để phòng tránh biến chứng.
7. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, đau nhức kẽ răng còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:
- Mảng bám tích tụ nhiều ở kẽ gây đau nhức do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Các mảnh thức ăn cứng, khô có thể ma sát với nướu và kẽ răng dẫn đến tình trạng đau nhức, chảy máu.
- Đau nhức ở kẽ răng cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như lấy tủy răng (điều trị nội nha), trám kẽ răng, cạo vôi răng, phẫu thuật nạo túi nha chu,…
>> Đọc thêm: Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng và cách xử lý
Cách khắc phục đau nhức ở kẽ răng an toàn, hiệu quả
Đau nhức ở kẽ răng không chỉ gây khó chịu và phiền toái khi ăn uống mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, hiệu quả học tập và làm việc. Trong một số trường hợp, tình trạng này còn là dấu hiệu của các vấn đề nha khoa. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng và hệ lụy nghiêm trọng.
Dưới đây là một số cách khắc phục đau nhức kẽ răng an toàn bạn có thể áp dụng:
1. Mẹo giảm đau tạm thời
Đau nhức ở kẽ răng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Để kiểm soát cơn đau nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời ngay tại nhà như:
- Ngậm nước muối ấm: Ngậm nước muối ấm là cách giảm đau răng tại nhà an toàn và hiệu quả. Cách chữa này có nguồn gốc từ y học cổ truyền nhưng hiện nay đã được công nhận hiệu quả trên cơ sở khoa học. Ngậm nước muối ấm từ 3 – 5 phút giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, giảm sưng nướu và đau nhức răng. Bên cạnh đó, khoáng chất trong muối biển còn có tác dụng khử mùi hôi và tái khoáng men răng.
- Thoa gel nha đam: Gel nha đam có tác dụng làm dịu mô nướu và ngăn ngừa hình thành mảng bám. Hoạt chất Emodin trong thảo dược này có hiệu quả ức chế vi khuẩn – đặc biệt là Streptococcus mutans (vi khuẩn gây sâu răng). Để giảm đau nhức ở kẽ răng, cần làm sạch răng miệng, sau đó thoa một ít gel nha đam lên vùng nướu đau nhức. Ngậm trong khoảng vài phút và súc miệng lại với nước sạch.
- Súc miệng với nước lá trầu không: Lá trầu không là vị thuốc tự nhiên có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và chống ngứa. Hoạt chất Eugenol trong lá trầu có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau tại chỗ. Ngoài ra, tinh dầu trong lá trầu không còn hỗ trợ loại bỏ mùi hôi khó chịu do vi khuẩn bài tiết. Do đó, bạn có thể dùng nước sắc lá trầu không súc miệng vài lần trong ngày để giảm đau nhức và hôi miệng.
Các mẹo giảm đau kẽ răng tại nhà có thể đẩy lùi phần nào cơn đau cùng với một số triệu chứng đi kèm như sưng mô nướu, chảy máu chân răng và hôi miệng. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng thêm một số biện pháp chăm sóc và điều trị khác trong trường hợp cần thiết.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Phần lớn những trường hợp bị đau nhức ở kẽ răng đều có liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng kém. Do đó để kiểm soát tình trạng này, bạn cần thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách:
- Sử dụng bàn chải có kích cỡ phù hợp, lông chải mềm, mảnh để thuận tiện cho việc làm sạch răng miệng. Khi chải răng, cần đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ so với răng và chải nhẹ nhàng theo chiều dọc để làm sạch kẽ răng hiệu quả. Mỗi lần chải răng kéo dài từ 2 – 3 phút và cần đánh răng 2 – 3 lần/ ngày.
- Kẽ răng là vị trí rất khó làm sạch hoàn toàn thông qua việc chải răng. Chính vì vậy, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám tích tụ trong kẽ. Nếu chưa quen sử dụng chỉ nha khoa dạng cuộn, có thể dùng chỉ nha khoa dạng tăm để thuận lợi hơn trong việc làm sạch.
- Ngoài ra, nên súc miệng với nước muối pha loãng sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa để tiêu diệt hại khuẩn trong khoang miệng. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm súc miệng bổ sung fluor và các hoạt chất kháng khuẩn để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Không dùng các miếng dán tẩy trắng và các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa thành phần kích ứng, dị ứng. Nếu có nướu và răng nhạy cảm, nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để tránh gây tổn thương lợi và men răng.
Vệ sinh răng miệng là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa. Dù kẽ răng không bị đau nhức, bạn vẫn cần thực hiện những biện pháp này để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
3. Điều trị y tế
Như đã đề cập, đau nhức ở kẽ răng không chỉ xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Nếu nhận thấy cơn đau có mức độ nặng, đau kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dựa vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp sau:
- Hàn răng (trám răng): Hàn răng là phương pháp được chỉ định trong điều trị sâu răng. Hiện tượng hủy khoáng do vi khuẩn Streptococcus mutans không thể hoàn nguyên. Do đó, bác sĩ sẽ nạo bỏ phần men và ngà bị sâu. Sau đó, dùng dung dịch sát khuẩn và sử dụng vật liệu nhân tạo để trám bít phần kẽ răng bị ăn mòn.
- Liệu pháp fluor: Fluor là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng, đồng thời giúp tăng cường độ cứng chắc của lớp men ngoài cùng và giảm thiểu sự hình thành mảng bám. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng gel bôi, nước súc miệng và kem đánh răng có chứa fluor.
- Lấy tủy răng: Nếu sâu răng đã phát triển nặng gây viêm nhiễm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành rút tủy răng để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Tủy răng bị viêm nhiễm không thể hồi phục nên lựa chọn tối ưu là loại bỏ tủy, làm sạch khoang tủy và trám bít bằng vật liệu gutta percha. Răng sau khi lấy tủy thường có hiện tượng ngả màu men răng, răng giòn, dễ nứt và tổn thương. Nếu cần thiết, nên cân nhắc bọc răng sứ để bảo vệ cùi răng thật và kéo dài tuổi thọ của răng.
- Các phương pháp khác: Ngoài những phương pháp trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số biện pháp điều trị khác như lấy cao răng, cố định răng, nạo túi nha chu, ghép xương và ghép nướu. Với những trường hợp răng bị tổn thương quá nặng, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ răng để phòng ngừa biến chứng.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện uy tín, đáng tin cậy. Trên thực tế, có không ít phòng khám nha khoa kém chất lượng không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ và cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến. Điều trị đau nhức kẽ răng ở những địa chỉ này có thể gây ra nhiều rủi ro và biến chứng.
Ngăn chặn 7+ vấn đề gây đau nhức ở kẽ răng với sản phẩm dược phẩm thiên nhiên Nha Chu Tán
Có thể nhận thấy, các nguyên nhân gây nên đau nhức ở kẽ răng hầu hết đều là những vấn đề phổ biến mà ai ai cũng có thể gặp phải. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều người đã và đang có nguy cơ cao mắc các vấn đề bệnh lý liên quan đến kẽ răng, chân răng. Bên cạnh điều trị, việc phòng ngừa sớm cũng được các chuyên gia, nha sĩ khuyến cáo cho mọi đối tượng.
Song hành với các biện pháp làm sạch, chăm sóc răng miệng hàng ngày thì sử dụng kết hợp bộ sản phẩm Nha Chu Tán cũng đang được nhiều người lựa chọn. Nha Chu Tán là bộ sản phẩm điều trị và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, ê buốt răng, chảy máu chân răng,…. được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ nghiên cứu sinh của Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc.
Điểm khác biệt lớn nhất của Nha Chu Tán với rất nhiều các sản phẩm khác trên thị trường nằm ở bảng thành phần với các chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, không phụ gia, không hương liệu. Với sự lành tình của bảng thành phần này, Nha Chu Tán có thể sử dụng an toàn cho cả đối tượng trẻ em, có thể nuốt mà không gây ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
Hiệu quả điều trị đau nhức, viêm nhiễm có thể dễ dàng kiểm chứng sau 7 ngày sử dụng kết hợp đều đặn giữa thuốc bôi và nước súc miệng. Nước súc miệng sẽ tăng cường hiệu quả đánh bật vi khuẩn trong các kẽ răng, nơi bàn chải không thể với tới. Trong khi đó, thuốc bôi sẽ trực tiếp tăng cường các thành phần kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn để nhanh chóng chặn đứng đau nhức vùng kẽ răng.
Sử dụng với liều duy trì sẽ giúp ngăn chặn tái phát các yếu tố gây đau nhức, đồng thời phòng ngừa sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu mà không lo bất kỳ tác dụng phụ ngoài ý muốn nào.
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm công thức Nha Chu Tán, Thuốc Dân Tộc đã đặc biệt cân đo đong đếm liều lượng thành phần đề phù hợp với cơ địa của người Việt, từ đó đảm bảo hiệu quả rõ rệt đối với mọi người dùng. Ngoài ra, nguồn dược liệu sạch chuẩn GACP – WHO cũng được sử dụng chính là một trong những lợi thế giúp Nha Chu Tán trở thành sản phẩm chăm sóc răng miệng an toàn, lành tính và hiệu quả bậc nhất hiện nay.
Phòng ngừa đau nhức ở kẽ răng tái phát
Đau nhức ở kẽ răng là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Mặc dù ít đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, hoạt động ăn uống, học tập và làm việc.
Sau khi điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng tái phát bằng một số biện pháp đơn giản như:
- Thực hiện tốt các biện pháp làm sạch răng miệng như đánh răng 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối pha loãng. Nếu thực hiện đều đặn và đúng cách các biện pháp này, bạn có thể phòng ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,…
- Làm sạch răng miệng tại nhà không thể loại bỏ 100% mảng bám. Do đó sau khoảng 6 tháng, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được cạo vôi răng định kỳ. Bởi vôi răng là môi trường thuận lợi để hại khuẩn phát triển quá mức dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng.
- Tránh lạm dụng các loại miếng dán tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc, không dùng tăm xỉa răng, hạn chế dùng thức ăn quá dai, cứng, khô, tránh nhai cố định một bên hàm,… Tất cả những thói quen này đều làm tăng nguy cơ đau nhức ở kẽ răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
- Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor để tăng cường sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung fluor đúng cách có thể giảm nguy cơ sâu răng từ 20 – 40% (tùy đối tượng).
- Giảm tiết nước bọt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng,… Vì vậy, nên bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày và có thể dùng kẹo cao su không đường để kích thích khoang miệng tiết nước bọt.
- Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể khiến răng, nướu trở nên nhạy cảm và dễ đau nhức hơn bình thường. Chính vì thế ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, nên bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, đạm và vitamin để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Tình trạng đau nhức ở kẽ răng có thể thuyên giảm nhanh nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Ngoài ra, cần tập thói quen khám răng miệng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phát hiện sớm các vấn đề nha khoa.
Tham khảo thêm:
Tôi bị đau nhức kẽ răng mấy năm nay r cứ ăn bị mắc đồ ăn là đau không chịu được, có dùng một vài thuốc chữa rồi nhưng không hiệu quả. Dùng thuốc Nha chu tán có hiệu quả không vậy?
Dùng 10 ngày có hiệu quả à, mình được biết đây là thuốc đông y vậy mà 10 ngày có hiệu quả vậy cũng nhanh đấy? Mình có dùng thêm thuốc gì không ạ hay chỉ loại đó thôi vậy bạn?
Lần đầu thấy phòng khám nha khoa kiểu Tây y mà lại dùng thuốc đông y đấy. T bị dau nhức chân răng, viêm lợi thì có dùng được k vậy?
Viêm lợi cũng dùng được đó bố mình bị viêm lợi đi khám uống thuốc tây y cứ khỏi r lại bị lại. Có người giới thiệu cho thuốc này mình mua Nha chu tán về cho ông dùng thử mà thấy đỡ lắm. Ông còn hút thuốc lá bị hôi miệng nữa mà từ lúc dùng thấy giảm hẳn. Dùng cũng đơn giản súc miệng bằng thuốc đó ngày 2 lần với 1 loại cao bôi vào chỗ viêm sưng là được.
Em cũng bị đau nhức kẽ răng đi khám thì bác sĩ bảo bị sâu vùng kẽ răng rồi. Mỗi lần ăn đau nhức đến là khổ, dùng chỉ nha khoa cũng đau nữa.
Mấy đứa trẻ nhà mình cũng thế bạn ạ. Mấy kẽ răng cửa bị sún hết cả, có ăn được mấy đồ ăn cứng đâu chỉ ăn đồ mềm thôi. Bị vậy mà mấy đứa nó biếng ăn hẳn mình đau cả đầu vì răng lợi của mấy đứa nó
Tôi cũng dùng tăm xỉa răng nhiều quá kẽ răng bị rộng to ra giờ cứ mỗi lând xỉa răng là kẽ răng đau nhức mà không xỉa răng thì thức ăn mắc vào cũng đau k chịu được chẳng biết làm sao cho đỡ
Em đau nhức kẽ răng do viêm nha chu, đi khám dùng thuốc hẳn hoi rồi cũng có đặt vài loại thuốc qua mạng về dùng rồi mà khoong có khỏi. Ai bị như em biết thuốc nào hay chỉ em với.
Đau nhức chân răng, sâu răng các kiểu mn thử dùng thuốc Nha chu tán xem sao. Nhà mình dùng loại này từ lúc mới ra thuốc luôn. Đợt đó đi khám răng ở nha khoa vidental được bác sĩ giới thiệu thuốc này. Thấy chế phẩm đông y nên mua về dùng luôn vì nhà mình trước bố mẹ mình dùng thuốc đông y chữa bệnh đều thấy hiệu quả. Dùng từ đó đến giờ.cả nhà lớn nhỏ đều dùng luôn
Trẻ con có dùng được k vay. con tôi bị sâu răng dẫn đến răng bị đau nhức thì dùng được thuốc này k. Mong nhận được tư vấn.
Thuốc Nha chu tán thấy mọi người nhắc nhiều nhưng tôi thấy thuốc này để súc miệng thì liệu hiệu quả cao không vì súc miệng có lát thì sau thuốc kịp ngấm vào sâu kẽ răng được
Không phải đâu chị ơi, thuốc này có 2 dạng, 1 loại súc miệng và 1 loại thuốc bôi dùng kết hợp nhau mà. Súc miệng làm sạch khoang miệng còn bôi vào những chỗ mà mình súc miệng không vào được ấy chị ạ.
Bị viêm lợi kèm theo đau nhức kẽ răng có dùng thuốc gì được, có cần phải đi khám không? Em bị viêm lợi còn chảy cả mủ ra nữa được giới thiệu cho mấy loại thuốc mua veefd ùng mà không ăn thua
xuất hiện tình trạng có mủ vậy là nặng rồi, đi khám đi, sao lại để răng miệng đến như thế được chị, chị cứ dùng mấy cái thuốc linh tinh không cẩn thận hỏng hết cả răng lợi đấy
Ngậm nước muối với súc miệng bằng nước lá trầu không mãi rồi mà có được đâu, giờ đây cứ ăn bị mắc kẽ răng cái là nhức không chịu được, đặc biệt là khi ăn thịt gà
Dùng mấy cái mẹo tại nhà không ổn, không khỏi được đâu, mình thấy mấy cái loại dung dịch bán trên mạng cũng hỏi mua về dùng mà cũng không được, chắc phải thu xếp đi khám cái xem sao
Trên bài viết thấy có nhắc đến nhiều cách để khắc phục đau nhức kẽ răng, anh chị áp dụng cách nào oke rồi thì chỉ em b=với, có khắc phục được tại nhà không vậy?
Chữa tại nhà không ăn thua đâu, mình có đặt thuốc qua mạng với dùng mấy mẹo rồi mà không được. Sau được chỉ cho thuốc nha chu tán mua về dùng thì mới hết được cái viêm nướu, đau nhức kẽ răng. Chốt lại là vẫn phải đến nha khoa, đến gặp bác sĩ rồi dùng thuốc theo chi định.
Mua thuốc nha chu tán này ở đâu vậy bạn ơi, xin địa chỉ nào, đang bị sâu răng nhức răng kinh khủng, không ăn uống được gì cả?
Tu vấn giúp tôi, bé con nhà tôi học lớp 2 bị sâu răng, hay kêu răng bị đau nhức bỏ ăn uống. Tôi muốn hỏi mua thuốc cho cháu dùng, mòng tư vấn giúp tôi loại thuốc nào tốt cho trẻ nhỏ
K biết e đang mang thai thì dùng phương pháp nào được. Từ lúc mang thai k hiểu sao răng yếu hẳn cứ ăn với đánh răng là bị đau nhức kẽ răng
Bạn thử ngậm nước muối ấm xem sao đợt tớ mang thai cũng phải ngậm nước muối ấm hàng ngày cũng đỡ được lúc đó thôi chứ không được lâu nhưng bầu bí nen cũng ko dám dùng thuốc linh tinh
E cũng đang mang thai vừa bị đau nhức kẽ răng vừa bị viêm lợi mà không dám dùng thuốc sợ ảnh hưởng thai nhi nhưng cảm thấy thật sự khó chịu vì bầu phải bồi bổ ăn nhiều, mà càng ăn thì răng càng đau nhưc
Các chị thử mua nha chu tán về dùng đi. Trước em mang thai cũng bị sâu răng, nhức răng mà không dám đi chữa được chị bạn giới thiệu cho thuốc này bảo an toàn cho bà bầu nên liên hệ đến bác sĩ của họ tư vấn cho rồi mua về dùng thấy cũng đỡ nhức hơn hẳn, không bị ảnh hưởng gì đến cả mẹ và bé đâu
Cả nhà mình có ai điều trị đau nhức kẽ răng bằng thuốc Nha chu tán rồi cho mình hỏi chi phí điều trị có đắt không?
Tôi thấy cũng k đắt đâu, còn đảm bảo hơn chỗ khác họ điều trị ổn định rồi còn dự phòng cho mình về sau nữa. đợt tôi chữa đau nhức răng, viêm lợi bác sĩ kê cho đơn thuốc đâu đó hơn triệu chút. Thấy bỏ ra bằng đấy tiền nhận lại hiệu quả rất oke
Chua viem lơi ở nha khoa vidental dùng cái nha chu tán có khoi han k, tôi bi di chua may noi thay đổi đến mấy loại thuoc rôi nhưng toan bi tai phat lại
Tôi thì không biết có bị viem lợi hay gì không, tôi có thói quen xỉa răng thành ra kê răng bị thưa, ăn hay bị mắc đồ ăn thành ra hay bị nhức, có biện pháp gì khắc phục tình trạng của tôi không?
ko hiểu sao tôi đánh răng hàng ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau ăn vậy mà vẫn cứ bị sâu răng, giờ mọi người bảo đi trám răng sâu nhưng tôi không muốn làm mấy cái tác động như thế, có thuốc gì chữa được cái sâu răng không
Thấy bảo có cái lá trầu không hiệu quả đấy, mua về nấu nước súc miệng hàng ngày xem cải thiện không ạ
Ôi mấy loại lá này dùng không hiệu quả đâu mà mùi trầu không khó chịu mà ám mùi lâu lắm, chắc cứ đi khám để bác sĩ họ xem tình trạng răng rồi họ tư vấn cho xem phải xử lý như nào.
Thuốc này tớ thấy là của bên trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế ra mà trung tâm này thì thấy quá nổi rồi, nghe bảo họ có nguồn dược liệu sạch tự trồng để làm thuốc mà.
Bạn dùng thuốc chưa, bao lâu thì khỏi vậy, tớ dùng đến nay 3 ngày rồi nhưng chưa thấy tiến triển
Em dùng gần tuần mới thấy hiệu quả nhé. Bác sĩ khi tư vấn cũng nói thuốc đông y không phải phát ăn ngay rồi mà. Được cái thuốc bôi với nước xúc miệng dùng cũng không cầu kỳ gì.