7 Mẹo Giữ Cho Mắc Cài Sứ Không Bị ố Vàng

Mắc cài sứ bị ố vàng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, ngoại hình và sự tự tin khi giao tiếp. Vì vậy khi chỉnh nha bằng phương pháp này, bạn nên trang bị các mẹo đơn giản để có thể giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng, ngả màu theo thời gian.

mắc cài sứ bị ố vàng
Mắc cài sứ bị ố vàng ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và thẩm mỹ nên cần chủ động phòng ngừa tình trạng này

7 Mẹo giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng, ngả màu

Mắc cài sứ có màu trắng ngà tương tự như răng thật nên không bị “lộ” như mắc cài kim loại. Hiện nay, niềng răng mắc cài sứ được nhiều người lựa chọn để tăng tính thẩm mỹ trong quá trình chỉnh nha. Mặc dù có hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng mắc cài sứ rất dễ bị ngả màu nếu không có biện pháp khắc phục và chăm sóc hợp lý.

Mắc cài sứ bị ố vàng khiến khí cụ hiện rõ trên bề mặt răng gây ra không ít phiền toái trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp. Chính vì vậy, bạn cần trang bị thông tin về một số mẹo giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng trong suốt thời gian chỉnh nha.

Dưới đây là 7 mẹo bạn có thể áp dụng để giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng hiệu quả:

1. Chải răng đúng cách

Chải răng là biện pháp làm sạch răng miệng cơ bản cần phải thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để phòng tránh các vấn đề nha khoa. Khi niềng răng, các khí cụ được gắn cố định lên răng sẽ gây không ít phiền toái khi thao tác chải răng. Để đảm bảo răng miệng được làm sạch và hạn chế hiện tượng mắc cài sứ bị ố màu, bạn cần phải chải răng đúng cách.

Hướng dẫn chải răng đúng cách cho người đang niềng răng mắc cài sứ:

  • Lựa chọn bàn chải dành riêng cho người đang niềng răng (bàn chải thường và bàn chải kẽ). Cần chọn bàn chải có kích cỡ phù hợp, lông chải mềm, mảnh để thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng.
  • Trước khi chải răng, cần súc miệng với nước sạch từ 1 – 2 lần để loại bỏ bớt thức ăn thừa tích tụ trong kẽ răng và khoang miệng.
  • Làm ướt bàn chải và cho một lượng kem đánh răng vừa đủ, đặt bàn chải so với bề mặt răng khoảng 45 độ và chải nhẹ nhàng mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Khi chải, nên chải ở phần mép nướu và phần răng phía trên, sau đó di chuyển xuống phần răng dưới để làm sạch hoàn toàn thức ăn và mảng bám tích tụ trong các kẽ.
  • Mỗi mặt răng nên chải từ 10 – 20 lần để đảm bảo răng được làm sạch hoàn toàn.
  • Để đảm bảo hiệu quả làm sạch, nên dùng bàn chải kẽ sau khi dùng bàn chải thông thường. Bàn chải kẽ có kích thước nhỏ có thể làm sạch kẽ răng và những khoảng trống của mắc cài. Bàn chải kẽ có lông mảnh và kích thước nhỏ nên dễ bị cong vẹo khi sử dụng. Do đó, cần chú ý đổi bàn chải định kỳ 1 – 2 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

2. Dùng thêm chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là dụng cụ được sử dụng để làm sạch thức ăn thừa trong các kẽ mà bàn chải không thể làm sạch. Với những người niềng răng mắc cài sứ, thức ăn dễ bám vào các kẽ và khó làm sạch bằng chải răng thông thường. Theo thời gian, thức ăn thừa tích tụ nhiều gây ố màu men răng và khiến mắc cài sứ bị đổi màu. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng này, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa bên cạnh việc chải răng.

mắc cài sứ bị ố vàng
Dùng chỉ nha khoa là cách đơn giản có thể giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng, ngả màu trong thời gian chỉnh nha

Chỉ nha khoa có 2 loại chính là chỉ dạng cuộn và dạng tăm. Tuy nhiên khi niềng răng, bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa chuyên dụng cho người chỉnh nha. Loại chỉ nha khoa này thường có phần đầu làm bằng nhựa mềm, mảnh để chỉ có thể len lỏi vào bên trong kẽ răng nhằm thuận tiện cho quá trình làm sạch. Nên sử dụng chỉ nha khoa 1 – 2 lần/ ngày để đảm bảo làm sạch thức ăn thừa hoàn toàn, hạn chế tích tụ cao răng và phòng ngừa mắc cài sứ bị ố vàng hiệu quả.

3. Súc miệng 2 lần/ ngày để tránh mắc cài sứ bị ố vàng

Bên cạnh chải răng và dùng chỉ nha khoa, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng để phòng ngừa tình trạng mắc cài sứ bị ố vàng. Nước súc miệng được bổ sung các hoạt chất kháng khuẩn nhằm tiêu diệt hại khuẩn trong khoang miệng giúp ngăn ngừa hôi miệng và hạn chế các vấn đề nha khoa.

Với khả năng kháng khuẩn, sử dụng nước súc miệng 2 lần/ ngày có thể giảm hình thành mảng bám và giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng nước súc miệng được bổ sung thêm fluor để phòng ngừa sâu răng trong thời gian chỉnh nha.

4. Sử dụng thêm máy tăm nước

Máy tăm nước là thiết bị chăm sóc răng miệng mới ra mắt trong những năm gần đây. Thiết bị này sử dụng tia nước áp suất cao để làm sạch thức ăn thừa tích tụ ở kẽ răng và mô nướu. Tác động từ tia nước còn có tác dụng massage mô nướu và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Trên thực tế, rất khó để có thể làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa ở các kẽ, đặc biệt là các kẽ răng nằm cuối cung hàm như kẽ răng số 6, số 7 và số 8. Khi niềng răng mắc cài sứ, khí cụ được gắn cố định lên răng sẽ gây ra trở ngại trong quá trình vệ sinh răng miệng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng máy tăm nước để giảm cao răng tích tụ và giữ mắc cài sứ không bị ố vàng, ngả màu.

5. Chú ý thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị ố vàng khi niềng và làm đổi màu mắc cài sứ. Chính vì vậy để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống trong thời gian chỉnh nha.

mắc cài sứ bị ố vàng
Nên dùng thức ăn mềm, không có màu để tránh ố màu men răng và làm đổi màu mắc cài sứ

Để giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng, bạn nên tránh các thói quen ăn uống sau:

  • Không dùng đồ uống và thức ăn có màu đậm như cà phê, ca cao, nước ngọt có gas, trà đặc, nước trái cây đóng hộp, nghệ,… Nếu sử dụng các món ăn và thức uống kể trên, nên vệ sinh răng miệng ngày sau bữa ăn để giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng và ngả màu.
  • Hạn chế dùng thức ăn dẻo, dính trong thời gian niềng răng mắc cài. Các loại thực phẩm này dễ bám dính vào mắc cài khiến cao răng tích tụ nhiều và gây ngả màu mắc cài sứ.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm cứng, khô và dai để làm giảm áp lực trong quá trình ăn nhai. Trong một số trường hợp, ăn nhai quá mạnh có thể khiến mắc cài sứ bị nứt và thậm chí là vỡ.
  • Để hạn chế hình thành mảng bám và giữ cho men răng, mắc cài sáng màu, nên uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ, quả,…

6. Tránh hút thuốc lá

Hút thuốc là nguyên nhân gây ố màu men răng và làm đổi màu mắc cài sứ sau một thời gian. Khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nicotin sẽ đổi từ màu trong suốt sang màu vàng nhạt. Nếu tiếp xúc lâu dài, mắc cài sứ và men răng sẽ bị ố vàng do tác động của hoạt chất nicotin trong khói thuốc.

Không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của mắc cài và men răng, thói quen này cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể, nicotin và độc tố trong khói thuốc làm giảm tiết nước ngọt, giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến mô nướu, chân răng và gây hôi miệng. Theo các nghiên cứu, những người có thói quen hút thuốc lá dễ gặp phải viêm nha chu và mất răng sớm hơn so với người không có thói quen này.

7. Cạo vôi răng thường xuyên

Cạo vôi răng thường xuyên cũng là mẹo giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng hiệu quả. Bởi cao răng tích tụ nhiều khiến mắc cài và men răng ngả màu, đồng thời gia tăng số lượng hại khuẩn trong khoang miệng dẫn đến hôi miệng và nhiều vấn đề nha khoa khác.

mắc cài sứ bị ố vàng
Cạo vôi răng thường xuyên có thể hạn chế hiện tượng mắc cài sứ bị ố vàng và phòng ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả

Thông thường, bạn chỉ cần lấy cao răng 1 – 2 lần/ năm. Tuy nhiên trong trường hợp niềng răng mắc cài sứ, bạn cần cạo vôi răng 4 – 6 tháng/ lần bởi mắc cài sứ khiến cho thức ăn dễ bám dính và tốc độ tích tụ cao răng cũng diễn ra nhanh hơn bình thường. Do đó, lấy cao răng thường xuyên là vấn đề quan trọng cần chú ý khi chỉnh nha nói chung và niềng răng mắc cài sứ nói riêng.

Trên đây là 7 mẹo đơn giản có thể giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng và ngả màu trong suốt thời gian chỉnh nha. Ngoài những mẹo được giới thiệu trong bài viết, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ vấn đề này để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!