Để tiết kiệm chi phí, nhiều người có ý định niềng răng – chỉnh nha thay vì phẫu thuật hô hàm. Nếu đang có ý định thực hiện phương pháp này, bạn đọc nên tham khảo thông tin giải đáp Bị hô hàm có niềng răng được không? trong bài viết sau.
Bị hô hàm có niềng răng được không? Giải đáp?
Hô hàm là tình trạng hàm trên nhô ra nhiều gây mất đối xứng với hàm dưới do xương hàm phì đại. Tình trạng này không xảy ra do răng mọc lệch, chen chúc hay chìa ra ngoài một cách bất thường. Hô hàm khiến cho phần hàm trên nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới dẫn đến khớp cắn sâu, cười hở lợi, miệng nhọn, môi dày và khẩu hình miệng không đẹp.
Thông thường, các trường hợp hô, vẩu do răng sẽ được cải thiện hoàn toàn bằng niềng răng. Với hô hàm, giải pháp tối ưu là phẫu thuật để cắt xương và dời hàm để tạo sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, phẫu thuật đi kèm với nhiều rủi ro, biến chứng và có chi phí khá cao nên nhiều người e ngại khi can thiệp. Rất nhiều người bị hô hàm vẫn muốn chỉnh nha để cải thiện. Vậy, bị hô hàm có niềng răng được không?
Mặc dù không phải là giải pháp tối ưu nhưng niềng răng vẫn có thể chỉnh hô hàm trong một số trường hợp sau:
- Hô hàm nhẹ: Đối với những trường hợp hô hàm nhẹ, mức độ nhô của hàm trên không đáng kể có thể niềng răng – chỉnh nha để cải thiện. Niềng răng sử dụng khay niềng, mắc cài để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Từ đó giảm cảm giác răng hàm trên bị hô và tạo sự cân đối hơn cho khuôn mặt.
- Hô, vẩu do cả hàm và răng: Hô, vẩu cũng có thể xảy ra do cả hàm và răng. Trong trường hợp này, niềng răng sẽ được thực hiện trước để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Sau đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật chỉnh hàm để khắc phục hoàn toàn tình trạng răng hô vẩu.
- Hô hàm đi kèm với răng lệch lạc, chen chúc: Hô hàm đi kèm với các khuyết điểm như răng lệch lạc, chen chúc cần phải kết hợp cả chỉnh nha và phẫu thuật. Niềng răng trong trường hợp này không thể chỉnh hô nhưng giúp răng trở nên đều, cân đối và điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí. Nếu cần thiết, bạn có thể can thiệp phẫu thuật sau khi chỉnh nha để khắc phục tình trạng hô hàm.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định niềng răng chỉnh hô hàm trong một số trường hợp khác. Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được cho lời khuyên hữu ích.
Một số lưu ý khi niềng răng chỉnh hô hàm
Niềng răng chỉnh hô hàm có thể cải thiện phần nào tình trạng hô vẩu và điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp hàm răng trở nên cân đối và hài hòa hơn. Dù không tác động trực tiếp đến xương hàm nhưng can thiệp chỉnh nha có thể tác động tích cực đến cấu trúc khuôn mặt.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao khi niềng răng chỉnh hô hàm, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu có ý định niềng răng chỉnh hàm hô, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn giải pháp thích hợp nhất. Mặc dù phẫu thuật có chi phí cao và mất thời gian hồi phục nhưng nếu thực đúng kỹ thuật, phương pháp này có thể cải thiện tình trạng hô hàm một cách rõ rệt nhất.
- Niềng răng chỉnh hô hàm thường phải kết hợp với nhiều kỹ thuật như nong hàm, đánh lún, cắm vít niềng răng,… Do đó, chi phí sẽ cao hơn so với những trường hợp niềng răng thông thường. Bạn nên tìm hiểu kỹ về chi phí trước khi thực hiện để có sự chuẩn bị chu đáo hơn.
- Nếu cần thiết, nên kết hợp niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm để tăng hiệu quả. Trong trường hợp chỉ can thiệp chỉnh nha, tình trạng hô hàm chỉ được cải thiện, hoàn toàn không thể khắc phục triệt để.
- Khi niềng răng, cần chăm sóc răng miệng tốt để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp. Bên cạnh đó, nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn để được thay dây cung, siết hàm, thay dây chun và thực hiện thêm một số kỹ thuật nha khoa hỗ trợ.
- Thực tế cho thấy, có không ít trường hợp niềng răng hỏng do sai sót trong quá trình chỉnh nha và chăm sóc không đúng cách. Chính vì vậy, bạn nên chú ý những biểu hiện trong thời gian niềng răng để kịp thời phát hiện và khắc phục sớm.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị hô hàm có niềng răng được không?” và một số lưu ý khi thực hiện. Trong tất cả các trường hợp, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, nên chú ý lựa chọn bệnh viện/ phòng khám đáng tin cậy nếu có ý định thực hiện.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng Răng Có Cần Nhổ Răng Không? Giải Đáp
Loại Niềng Răng Nào Rẻ Nhất Hiện Nay? Chi Phí Bao Nhiêu?
Cách Tự Niềng Răng Tại Nhà & Những điều cần lưu ý
Niềng Răng Có Đau Không? Đau Bao Lâu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!