Nhổ răng khôn, còn được gọi là răng số 8, thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là thông tin liên quan: Tác dụng của răng khôn: Răng khôn mọc bình thường không gây kẹt nướu hoặc viêm nướu, không lệch răng, không gây nhiễm trùng mới nên giữ lại [1]. Khi nào nên nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn cần thiết khi gây ra đau đớn, viêm nhiễm, hoặc đẩy các răng khác lệch, làm hỏng sức khỏe nướu hoặc xương [2]. Nguy hiểm khi nhổ răng khôn: Nếu không được thực hiện đúng quy trình, việc nhổ răng khôn có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và đau đớn, nhưng khi được thực hiện bởi chuyên gia nha khoa, rủi ro này giảm thiểu [3]. Lưu ý khi nhổ răng khôn: Đề xuất thảo luận với nha sĩ về quy trình, lợi ích và rủi ro trước khi quyết định nhổ răng khôn [4]. Nhớ luôn thảo luận với chuyên gia nha khoa để đánh giá tình hình riêng của bạn.

Các Trường Hợp Không Được Nhổ Răng Người Bệnh Cần Biết

Nhổ răng là phương pháp xâm lấn vào nướu, mạch máu và xương hàm nên đi kèm với không ít rủi ro, biến chứng. Để đảm bảo an toàn, một số trường hợp sẽ không được nhổ răng và bắt buộc phải thay thế bằng phương pháp khác.

các trường hợp không được nhổ răng
Nên tìm hiểu các trường hợp không được nhổ răng để tránh rủi ro và biến chứng khi can thiệp tiểu phẫu

Các trường hợp không được nhổ răng cần biết

Nhổ răng là tiểu phẫu đơn giản được thực hiện với mục đích loại bỏ răng ra khỏi cung hàm. Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp thân răng, chân răng bị phá hủy, răng lung lay nặng, nhiễm khuẩn răng gây ra biến chứng tại chỗ (viêm tổ chức liên kết, viêm xoang, viêm xương), răng khôn mọc lệch, răng mọc ngầm, dị dạng, răng sữa đến hạn thay răng,…

Ngoài ra, một số trường hợp sẽ phải nhổ răng để thuận tiện cho việc niềng răng (chỉnh nha) và bọc răng sứ. Vì răng vĩnh viễn sau khi nhổ bỏ sẽ không mọc lại răng mới nên bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng trước khi chỉ định.

Nhổ răng là phương pháp xâm lấn, đặc biệt là với răng vĩnh viễn. Do đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát để chắc chắn bạn có đủ điều kiện sức khỏe để can thiệp tiểu phẫu. Những trường hợp sau đây sẽ không được chỉ định nhổ răng để đảm bảo an toàn:

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

1. Có các bệnh lý toàn thân

Một số bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, lành thương. Nếu nhổ răng trong trường hợp này, vết thương có thể bị chảy máu kéo dài và nguy cơ viêm nhiễm cao. Do đó, những trường hợp mắc các bệnh lý sau sẽ không được nhổ răng:

các trường hợp không được nhổ răng
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ chảy máu kéo dài và nhiễm trùng vết thương nếu nhổ răng
  • Các rối loạn về máu: Bệnh nhân có các rối loạn về máu sẽ không được nhổ răng – đặc biệt là tiểu phẫu răng khôn mọc ngầm và mọc lệch ra bên ngoài má. Trong đó, thường gặp nhất là tình trạng rối loạn đông máu. Những người mắc chứng bệnh này thường thiếu các yếu tố đông máu do di truyền. Kết quả là khiến vết thương chảy máu kéo dài gây mất máu và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tiểu đường: Tiểu đường (đái tháo đường) gây ra tình trạng chậm đông máu do số lượng tiểu cầu giảm. Thiếu tiểu cầu khiến cho máu chậm đông và có nguy cơ chảy máu kéo dài. Ngoài ra, người bị tiểu đường thường có hệ miễn dịch kém nên nguy cơ viêm nhiễm khi can thiệp các tiểu phẫu, phẫu thuật sẽ cao hơn bình thường. Do đó, trường hợp này cũng không được chỉ định nhổ răng để đảm bảo an toàn.
  • Bệnh tim mạch: Người có các bệnh lý tim mạch cũng không được nhổ răng do nguy cơ hình thành huyết khối. Hơn nữa, nhổ răng có thể gây ra tâm lý căng thẳng dẫn đến cao huyết áp và rối loạn nhịp tim.
  • Cơ địa dị ứng: Nếu có cơ địa dị ứng và hiện đang mắc các bệnh dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…), bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị để kiểm soát bệnh trước khi nhổ răng. Bởi khi bị dị ứng, vết thương rất dễ sưng, ngứa và chậm lành hơn so với bình thường.
  • Ung thư bạch cầu: Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu có chống chỉ định tuyệt đối với nhổ răng và các phương pháp điều trị xâm lấn do nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn cao.

Đối với những trường hợp mắc các bệnh lý trên, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và cân nhắc có nên nhổ răng hay không. Nếu bệnh đã được kiểm soát và ổn định, bệnh nhân vẫn có thể nhổ răng nhưng cần đến bệnh viện lớn để có thể xử trí khi có vấn đề phát sinh.

2. Mắc các bệnh về răng miệng cấp tính

Ngoài những trường hợp có các bệnh lý toàn thân, bệnh nhân mắc các bệnh về răng miệng cấp tính cũng không được nhổ răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các vấn đề nha khoa trước. Sau khi tình trạng được kiểm soát, có thể nhổ răng mọc ngầm, răng sâu nặng,…

các trường hợp không được nhổ răng
Những trường hợp đang mắc các bệnh về răng miệng cấp tính cũng có chống chỉ định nhổ răng

Chống chỉ định nhổ răng khi mắc các bệnh lý sau đây:

  • Viêm miệng cấp tính
  • Viêm lợi (viêm nướu răng cấp tính)
  • Viêm khớp răng cấp tính
  • Viêm quanh thân răng cấp tính (viêm lợi trùm, viêm quanh thân răng do mọc răng khôn,…)
  • Viêm xoang cấp tính (không nhổ các răng cối ở hàm trên)

Nhổ răng trong trường hợp này có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến các bệnh lý nha khoa chuyển biến nghiêm trọng hơn. Do đó, bắt buộc phải điều trị trước khi tiểu phẫu.

3. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt dễ bị hạ huyết áp, tinh thần không ổn định, thể trạng xanh xao và mệt mỏi. Do đó, nữ giới nên lựa chọn thời điểm nhổ răng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, nhổ răng trong kỳ kinh còn gia tăng nguy cơ chảy máu kéo dài. Thực tế, tình trạng này không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng để đảm bảo an toàn, nên tránh nhổ răng trong thời kỳ kinh nguyệt.

4. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng không được nhổ răng do có nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn. Thứ nhất, nhổ răng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và gây ra tình trạng căng thẳng, sợ hãi cho thai phụ. Thứ hai trong thời kỳ mang thai, hormone progesterone tăng mạnh khiến cho vết thương chảy máu kéo dài và chậm lành. Cuối cùng, thuốc tê và các loại thuốc sử dụng sau khi nhổ răng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

chống chỉ định nhổ răng
Phụ nữ mang thai không nên nhổ răng trong thai kỳ do tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng

Thai phụ là nhóm đối tượng không được khuyến cáo nhổ răng. Tuy nhiên nếu cần thiết, có thể nhổ răng ở quý 2 thai kỳ nhưng cần phải có sự cho phép của bác sĩ sản khoa. Để hạn chế các vấn đề nha khoa trong thời gian nhạy cảm này, nữ giới nên kiểm tra răng miệng và chủ động nhổ bỏ răng mọc lệch, mọc ngầm trước khi mang thai.

5. Người bị suy nhược, vừa ốm dậy

Người bị suy nhược do vừa ốm dậy, lao động nặng nhọc,… cũng không nên nhổ răng. Thực tế, những trường hợp này không có chống chỉ định. Tuy nhiên, nhổ răng vĩnh viễn do người có thể trạng kém có thể khiến sức khỏe suy giảm, dễ mệt mỏi, xanh xao.

Nếu không cần thiết, nên bồi bổ sức khỏe và ăn uống điều độ để nâng cao thể trạng trước khi nhổ răng. Trước ngày nhổ răng, nên giữ tinh thần thoải mái và tránh thức khuya để có thể trạng tốt nhất.

6. Người vừa sử dụng thuốc chống đông máu, NSAID

Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu và NSAID (thuốc chống viêm không steroid) cũng không được nhổ răng. Lý do là vì các nhóm thuốc này có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu dẫn đến tình trạng chậm đông máu.

chống chỉ định nhổ răng
Người đang sử dụng thuốc chống đông máu và NSAID cũng không được nhổ răng để phòng ngừa biến chứng

Để đảm bảo an toàn, cần ngưng thuốc trước ít nhất 3 ngày mới có thể nhổ răng. Sau khi tiểu phẫu, cần đợi vết thương lành hẳn mới có thể dùng thuốc trở lại.

7. Phẫu thuật tim trong vòng 6 tháng trước đó

Những người mới thực hiện phẫu thuật tim trong vòng 6 tháng trước đó sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ trước khi chỉ định nhổ răng. Bởi nhổ răng trong trường hợp này sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, nhịp tim nhanh và gây ra các triệu chứng như khó thở, đánh trống ngực, lo lắng,…

Nếu có các vấn đề về tim mạch và vừa can thiệp phẫu thuật tim trong vòng 6 tháng, nên thông báo cụ thể với bác sĩ để đảm bảo an toàn khi nhổ răng. Trong trường hợp này, bạn nên lựa chọn nhổ răng ở các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn.

8. Tâm thần không ổn định

Trường hợp tâm thần không ổn định cũng không được chỉ định nhổ răng. Thực hiện tiểu phẫu trong trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng kích động, hoảng loạn. Đối với những người bị động kinh, tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác, bắt buộc phải sử dụng thuốc an thần vài ngày trước khi tiểu phẫu.

9. Trường hợp đã điều trị tia X vùng hàm mặt

Những người từng xạ trị ở vùng hàm mặt có chống chỉ định nhổ răng vì nguy cơ hoại tử xương hàm cao. Vì vậy, nếu từng điều trị bằng phương pháp này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc giải pháp thay thế.

9 Trường hợp kể trên đều không được nhổ răng để tránh rủi ro và tác dụng phụ. Tuy nhiên, đa phần đều là chống chỉ định tương đối. Sau khi bệnh tình đã được kiểm soát, bạn vẫn có thể nhổ răng và can thiệp các phương pháp xâm lấn – ngoại trừ trường hợp ung thư bạch cầu và điều trị tia X ở vùng hàm mặt là chống chỉ định tuyệt đối.

Nắm rõ những trường hợp không được nhổ răng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và biến chứng. Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ những vấn đề sức khỏe đặc biệt khác để được đánh giá có nên nhổ răng hay không.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Xem thêm

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!