Những cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà đều có công thức đơn giản, nguyên liệu tự nhiên và lành tínhh. Việc áp dụng có thể giúp làm dịu ổ mủ, giảm đau nhức và sưng tấy. Đồng thời ngăn vi khuẩn phát triển và tạo điều kiện cho mô lợi tổn thương lành lại nhanh chóng. Từ đó sớm khắc phục bệnh lý.
Hướng dẫn 11 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà
Viêm lợi có mủ là giai đoạn tiến triển (nặng) của bệnh viêm lợi. Bệnh xảy ra khi tình trạng viêm sưng thông thường không được kiểm soát tốt, vi khuẩn phát triển mạnh khiến mô nướu tổn thương sâu, tạo thành ổ mủ (chứa vi khuẩn, niêm mạch chết, tế bào bạch cầu…) và rỉ dịch.
Dịch mủ thường có màu vàng hoặc màu xanh, mùi hôi thối khó chịu dẫn đến hôi miệng, nhìn thấy rõ ổ mủ quanh răng hoặc rỉ dịch, nướu phù nề, tấy đỏ kèm theo cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. Ngoài ra người bệnh còn bị sưng hạch cổ, sốt, mô nướu nhạy cảm và dễ chảy máu. Nếu không điều trị, vi khuẩn phát triển khiến răng, nướu cùng nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng.
Viêm lợi có mủ cần được điều trị y tế theo chỉ định, thường bao gồm dùng thuốc và dẫn lưu mủ. Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng thêm các cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà để xoa dịu các triệu chứng. Dưới đây là những cách hiệu quả nhất:
1. Nước muối chữa viêm lợi có mủ
Súc miệng với nước muối là một trong những cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả nhất, giúp giảm triệu chứng và vết thương lành lại nhanh chóng. Cụ thể nước muối có tính sát khuẩn và kháng viêm, giúp loại bỏ nhiễm trùng ra khỏi nướu răng, làm sạch khoang miệng. Đồng thời ngăn vi khuẩn phát triển, hạn chế áp xe răng và lợi, hỗ trợ làm xẹp ổ mủ.
Bên cạnh đó cách súc miệng với nước muối còn có tác dụng làm se vết thương, giúp mô nướu lành lại nhanh chóng, giảm sưng và giảm đau nhức rõ rệt. Để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng ở dạng nước muối sinh lý. Tuy nhiên bạn cũng có thể pha dung dịch nước muối súc miệng tại nhà.
Cách súc miệng bằng nước muối chữa viêm lợi có mủ tại nhà:
- Đun sôi 2 cốc nước, thêm 1 thìa cà phê muối, khuấy đều cho đến khi muối tan hết
- Để hỗn hợp nguội, đựng trong chai sạch
- Chia đều hỗn hợp để súc miệng 3 lần/ ngày.
2. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng túi trà đen
Nếu lợi sưng tấy, có mủ và cảm thấy đau đớn nhiều, hãy thử sử dụng túi trà đen để giảm nhẹ các triệu chứng. Các nghiên cứu cho thấy, trong túi trà đen có chứa hàm lượng cao tannin. Chất này có khả năng giảm sưng, loại bỏ nhiễm trùng trong miệng và điều trị viêm lợi có mủ.
Ngoài ra những hoạt chất trong túi trà đen còn có khả năng giảm đau hiệu quả. Chính vì thế, biện pháp này thường được áp dụng cho những người bị viêm lợi có mủ, đau răng, áp xe răng.
Hướng dẫn cách điều trị viêm lợi có mủ bằng túi trà đen:
- Cho một túi trà đen vào nước nóng, ngâm túi trà ít nhất 2 phút
- Lấy túi trà ra ngoài và để nguội
- Đặt túi trà vào đường viền của nướu (ngay tại vị trí bị thương)
- Giữ trong 2 phút.
3. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng nha đam
Nha đam là một loại thảo dược lành tính, có tính mát, nhiều nước, chứa amino axit, các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, E, kali, magie, kẽm… Khi sử dụng, thảo dược này giúp làm dịu các mô nướu bị sưng, giảm tấy đỏ và đau nhức, thanh nhiệt, trị các bệnh lý răng miệng (viêm lợi có mủ, viêm lợi nhiệt miệng ở trẻ…)
Ngoài ra vitamin và các hoạt chất trong nha đam còn có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn. Súc miệng hoặc bôi nha đam vào vùng bị thương giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, tiêu ổ mủ. Đồng thời giảm mùi hôi miệng, kích thích tái tạo và chữa lành mô lợi.
Hướng dẫn cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng nha đam:
- Rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ của một nhánh nha đam tươi
- Nạo lấy phần thịt bên trong, xay nhuyễn
- Dùng tăm bông lấy một ít gel nha đam thoa lên vùng nướu răng bị viêm
- Giữ trong 20 phút, súc miệng lại với nước
- Bôi gel nha đam mỗi ngày 2 – 3 lần.
4. Tỏi trị viêm lợi có mủ tại nhà
Dùng tỏi là một trong những cách chữa viêm lợi có mủ đơn giản mà hiệu quả. Tỏi giã nát/ cắt ra chứa một hàm lượng cao allicin. Chất này có khả năng kháng viêm, diệt vi khuẩn. Vì thế việc dùng tỏi có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy và tụ mủ quanh mô nướu.
Ngoài ra dùng tỏi đúng cách có thể giảm đau, ngăn nhiễm trùng lan rộng, ức chế vi khuẩn. Đồng thời làm sạch khoang miệng để tạo điều kiện cho các mô lành lại. Trong quá trình điều trị viêm lợi có mủ, nên thêm tỏi vào các món ăn hoặc sử dụng tỏi theo cách dưới đây:
- Dùng một tép tỏi, bóc bỏ vỏ, rửa sạch và giả nát
- Trộn tỏi với một ít muối và nước ấm
- Dùng bông gòn thấm hỗn hợp, thoa lên vùng bị thương
- Giữ trong 5 phút, súc miệng lại với nước
- Bôi nước cốt tỏi mỗi ngày 2 – 3 lần.
5. Dùng nghệ trị viêm lợi có mủ
Nghệ thường được thêm vào các món ăn nhằm tăng hương vị và dinh dưỡng. Tuy nhiên loại thảo dược này cũng có đặc tính chống viêm mạnh (đã được chứng minh). Trong điều trị viêm lợi có mủ, nghệ giúp giảm viêm nướu răng, giảm tình trạng tụ mủ, tái tạo và thúc đẩy quá trình sản sinh mô mới. Từ đó tăng khả năng và tốc độ chữa lành tổn thương.
Ngoài ra bôi thảo được này lên vùng nướu viêm còn giúp giảm sưng và đau nhanh chóng, ngăn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Nhờ đó, dùng nghệ có thể chữa viêm lợi có mủ và các triệu chứng.
Khi điều trị, dùng một ít nghệ giã nhuyễn hoặc bột nghệ trộn đều với mật ong hoặc một ít muối và nước ấm. Dùng hỗn hợp này để bôi trực tiếp lên lợi bị viêm. Thực hiện mỗi ngày 2 lần. Sau 10 phút, súc miệng với nước sạch.
6. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng cỏ xạ hương
Nếu muốn tìm cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà, bạn có thể sử dụng dầu cỏ xạ hương. Trong loại dầu này chứa những hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống ký sinh trùng. Nhờ đó việc sử dụng sẽ giúp ức chế vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn phát triển ổ viêm và hỗ trợ loại bỏ dịch mủ.
Bên cạnh đó súc miệng với dầu cỏ xạ hương giúp giảm sưng, giảm đau nhức do ổ áp xe. Đồng thời loại bỏ mùi hôi miệng, viêm lợi có mủ được kiểm soát và các mô lành lại nhanh chóng.
Khi dùng tinh dầu cỏ xạ hương, hãy nhỏ 1 hoặc 2 giọt tinh dầu vào kem đánh răng. Ngoài ra có thể hòa 2 – 3 giọt tinh dầu trong 100ml nước ấm, dùng nước này để súc miệng 2 lần mỗi ngày.
7. Dầu đinh hương chữa viêm lợi có mủ
Nhờ có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nên đầu đinh hương thường được sử dụng trong điều trị viêm lợi có mủ. Khi sử dụng, các hoạt chất có thể giúp ức chế và loại bỏ vi khuẩn đang phát triển trong khoang miệng, giảm viêm sưng nướu/ lợi, giảm kích thước ổ mủ.
Cách dùng dầu đinh hương chữa viêm lợi có mủ cũng giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, ngăn viêm lợi có mủ phát triển và tránh vi khuẩn lây lan sang nhiều vị trí khác. Mỗi ngày 2 lần, nhỏ 2 – 3 tinh dầu đinh hương vào 100ml nước ấm, dùng nước này để súc miệng.
8. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng xô thơm
Hãy dùng nước xô thơm điều trị viêm lợi có mủ tại nhà. Đây là một loại thảo dược lành tính, dùng được cho trẻ em và người lớn. Loại thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng và mảng bám trên răng. Từ đó bảo vệ lợi và răng miệng khỏe mạnh, chống viêm nhiễm lan rộng.
Ngoài ra nước xô thơm còn có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng (sưng đỏ nướu, đau nhức, hôi miệng…). Đồng thời hỗ trợ khắc phục nhanh bệnh viêm lợi có mủ.
Hướng dẫn cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng xô thơm:
- Dùng một nắm xô thơm tươi (khoảng 25 gram), ngâm rửa sạch với nước muối
- Đun sôi thảo dược với 400ml nước
- Sau 10 phút, lọc lấy nước thuốc và để nguội. Dùng nước này để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần.
9. Cách trị viêm lợi có mủ với trà hoa cúc
Uống 1 cốc trà hoa cúc mỗi ngày có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm lợi có mủ. Đây là một loại trà thảo mộc có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, tăng cường hệ miễn dịch và chữa lành mô nướu.
Ngoài ra trà hoa cúc còn có tác dụng kiểm soát nhiễm trùng răng miệng, giảm đau, làm dịu vùng nướu viêm. Từ đó ngăn ổ mủ phát triển. Một số tác dụng khác gồm giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, chữa cảm lạnh, hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa ung thư…
Cách pha trà hoa cúc cho người bị viêm lợi có mủ:
- Cho một nhúm hoa cúc khô vào tách
- Rót 300ml nước sôi, hãm trong 20 phút
- Uống trà khi còn ấm nóng.
10. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng gừng
Gừng mang đặc tính kháng viêm mạnh. Khi sử dụng, những hoạt chất trong loại thảo dược này giúp giảm viêm và sưng tấy, xoa dịu cơn đau, ngăn vi khuẩn lây lan và phát triển trong khoang miệng. Từ đó giảm nhanh các triệu chứng của viêm lợi có mủ.
Theo Y học cổ truyền, gừng có tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm. Việc sử dụng giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, giảm phản ứng viêm và giảm sưng.
Hướng dẫn cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng gừng:
- Rửa sạch một nhánh gừng tươi, cạo bỏ vỏ
- Thái mỏng và giả nát gừng
- Đắp gừng vào vùng lợi bị viêm khoảng 10 phút
- Súc miệng lại với nước ấm.
11. Bổ sung vitamin D, C và E
Những người bị viêm lợi có mủ nên tăng cường bổ sung vitamin D, C và E từ chế độ ăn uống lành mạnh. Đây đều là những loại vitamin thiết yếu, đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị viêm lợi (bao gồm cả viêm lợi có mủ).
Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D hàng ngày từ tôm, nấm, trứng, sữa, sữa chua, cá hồi… có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm viêm trong nướu răng và cơ thể nói chung. Đồng thời tạo điều kiện hấp thụ canxi, giúp phục hồi men răng và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Vitamin C và E trong các loại hoa quả giúp thúc đẩy quá trình phục hồi, tăng khả năng tái tạo mô nướu bị thương, nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong khoang miệng.
Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đau. Đồng thời kích thích chữa lành tổn thương, tái tạo mô nướu, ngăn ổ mủ phát triển. Chính vì thế bổ sung vitamin D, C và E là điều cần thiết cho quá trình phục hồi, giảm nhanh bệnh viêm lợi có mủ và các triệu chứng.
Lưu ý khi chữa viêm lợi có mủ tại nhà
Những cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà gồm súc miệng với nước muối, chế độ ăn uống lành mạnh, dùng các loại thảo dược lành tính. Việc áp dụng mỗi ngày có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh (sưng, đau, tấy đỏ, tụ mủ…). Đồng thời ngăn vi khuẩn phát triển và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
Tuy nhiên những biện pháp chăm sóc tại nhà không thể điều trị dứt điểm cho các trường hợp có ổ mủ lớn. Người bệnh cần dùng kháng sinh, dẫn lưu mủ hoặc các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp các phương pháp có thể rút ngắn thời gian điều trị.
Một số lưu ý khác:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào để tránh nhiễm trùng lan rộng.
- Tuyệt đối không tự ý chích rạch mủ hoặc làm vỡ ổ mủ để phòng ngừa vi khuẩn lan rộng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đảm bảo hiệu quả của các phương pháp điều trị.
- Tránh cắn/ ăn đồ cứng hoặc chải răng quá mạnh. Bởi nướu răng đau nhức, nhạy cảm và dễ chảy máu khi bị viêm lợi có mủ.
Danh sách 11 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà mang đến nhiều lợi ích cho quá trình chữa trị, giúp ngăn vi khuẩn phát triển, mô lợi lành lại nhanh chóng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời điều trị y tế đúng cách để sớm khắc phục bệnh lý.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Mẹo Dân Gian Chữa Viêm Lợi Bằng Thảo Dược Quanh Nhà
Cắt viêm lợi trùm có đau không? Chi phí bao nhiêu?
Viêm Lợi Răng Hàm Gây Sưng Đau Và Cách Xử Lý
Thử Ngay Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Lá Lốt Đơn Giản Tại Nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!