Các cách làm răng hết hô (vẩu) được thực hiện với mục đích cải thiện tình trạng răng mọc chìa ra bên ngoài quá mức. Tùy theo mức độ, bạn có thể lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp và hiệu quả.
Cách làm răng hết hô đơn giản, hiệu quả
Răng hô (vẩu) là tình trạng răng cửa và răng tiền hàm của hàm trên mọc chìa ra bên ngoài quá mức, dẫn đến khớp cắn sâu và cấu trúc khuôn mặt không cân đối. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và ngoại hình.
Răng hàm trên mọc chìa ra quá mức khiến cho nụ cười trở nên gượng gạo, không tự nhiên và dễ xảy ra tình trạng hở lợi. Điều này khiến không ít người trở nên ngại ngùng, thiếu tự tin khi gặp gỡ và giao tiếp. Chính vì vậy, không ít người tìm kiếm các cách làm răng hết hô để cải thiện khuyết điểm và lấy lại nụ cười rạng rỡ.
Nếu đang băn khoăn cách nào có thể làm răng hết hô (vẩu), bạn đọc có thể tham khảo 5 biện pháp đơn giản, hiệu quả sau:
1. Làm răng hết hô vẩu tại nhà bằng cách dùng tay
Cách đơn giản nhất giúp cải thiện răng hô, vẩu là sử dụng lực của tay. Đối với cách này, bạn sẽ dùng ngón tay kéo hai cửa sát lại và đẩy vào bên trong với lực vừa phải. Lực từ tay sẽ giúp răng dịch chuyển dần vào bên trong nên có thể cải thiện tình trạng răng mọc chìa ra bên ngoài quá nhiều.
Tuy nhiên, cách này mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi bạn phải thực hiện nhiều lần trong ngày. Hơn nữa, vì lực của tay không được duy trì liên tục nên thường chỉ có hiệu quả với trẻ nhỏ và trẻ vừa mới thay răng. Người lớn áp dụng cách này gần như không có bất cứ cải thiện nào.
2. Dùng lưỡi đẩy răng giảm hô
Ngoài cách làm răng hết hô bằng tay, bạn cũng có thể dùng lưỡi đẩy ngược từ ngoài mặt răng vào bên trong để giảm tình trạng hô (vẩu). Lực từ lưỡi sẽ nhẹ hơn và có thể thực hiện liên tục nên phần nào giúp đẩy răng bị chìa vào bên trong. Tuy nhiên, cách này cũng mang lại hiệu quả rất chậm và chỉ áp dụng được cho trẻ từ 6 – 12 tuổi.
Hơn nữa, sử dụng lưỡi thường khó phân tán lực đồng đều nên đôi khi răng không thụt vào bên trong và mọc chen chúc, lệch lạc. Do đó, cách làm răng hết hô này không được khuyến cáo thực hiện.
3. Sử dụng khay niềng bằng nhựa dẻo
Khay niềng bằng nhựa dẻo còn được gọi là hàm trainer. Dụng cụ này có thể tháo lắp dễ dàng và chi phí thấp nên được khá nhiều người lựa chọn. Hàm trainer thường được dùng để hỗ trợ răng mọc đúng vị trí trong thời gian mọc răng sữa và thay răng. Ngoài ra, dụng cụ này cũng được sử dụng ngay sau khi hoàn tất bộ răng vĩnh viễn để cải thiện một số khuyết điểm của răng.
Sử dụng khay niềng mang lại hiệu quả cao hơn so với cách dùng tay và lưỡi. Tuy nhiên, hàm trainer được làm từ nhựa dẻo nên lực kéo không mạnh. Do đó, phải sử dụng sớm mới có thể cải thiện tình trạng răng hô vẩu và mọc lệch lạc.
Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao, cần phải dùng hàm trainer trong một thời gian dài – ngay cả khi ngủ. Khác với khay niềng Invisalign, hàm trainer có kích thước khá dày và cộm nên gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu.
4. Bọc răng sứ chỉnh hô
Những cách làm răng hết hô trên chỉ có hiệu quả với trẻ em, vì lúc này chân răng còn mềm, yếu và xương hàm chưa cứng hoàn toàn. Đối với người lớn, bọc răng sứ là giải pháp có thể chỉnh hô, vẩu hiệu quả và nhanh chóng.
Bọc răng sứ sử dụng mão răng có hình dáng và màu sắc như răng thật để phục hình răng bị tổn thương, có khuyết điểm. Trong trường hợp răng hô, vẩu, bác sĩ sẽ mài phần răng chìa ra bên ngoài. Sau đó, thiết kế mão răng sứ phù hợp để sau khi phục hình, răng sẽ hết tình trạng hô (vẩu) và đồng đều với các răng còn lại trên cung hàm.
Bọc răng sứ chỉnh hô mang lại hiệu quả cao hơn 3 phương pháp trên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên, răng hô, vẩu không quá nặng và không có vấn đề về khớp cắn. Nếu muốn cải thiện màu sắc và hình thể của răng, bạn cũng có thể bọc răng sứ toàn hàm. Chỉ sau khoảng 2 – 3 buổi hẹn, tình trạng răng hô, vẩu sẽ được cải thiện hoàn toàn.
5. Niềng răng – Cách làm răng hết hô hiệu quả
Bọc răng sứ chỉ được áp dụng trong trường hợp răng hô, vẩu mức độ nhẹ và không có vấn đề về khớp cắn. Do đó, phương pháp này chỉ được thực hiện ở một số trường hợp. Nếu răng hô nặng, các răng còn lại chen chúc và mọc lệch lạc dẫn đến sai khớp cắn, bạn nên xem xét niềng răng – chỉnh nha.
Chỉnh nha là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng thưa, răng hô vẩu, móm,… Phương pháp này có thể dịch chuyển răng về đúng vị trí bằng mắc cài hoặc khay niềng. So với bọc răng sứ, niềng răng mang lại hiệu quả cao, toàn diện và lâu dài.
Tùy theo nhu cầu và sở thích, bạn có thể lựa chọn các phương pháp niềng răng sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường/ tự đóng
- Niềng răng mắc cài sứ thường/ tự đóng
- Niềng răng mắc cài mặt trong
- Niềng răng mắc cài pha lê
- Niềng răng trong suốt (niềng răng Invisalign, niềng răng eCligner, niềng răng 3D Clear Aligner,…)
Hạn chế của niềng răng là chi phí cao và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ chỉ định, bạn nên can thiệp chỉnh nha để cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ toàn diện. Những trường hợp hô vẩu nặng không được điều trị sẽ làm gia tăng các vấn đề như mòn men răng, viêm khớp thái dương hàm,… Do đó, can thiệp chỉnh nha sớm là điều cần thiết.
Lưu ý khi áp dụng các cách làm răng hết hô
Cách làm răng hết hô có thể cải thiện tình trạng răng mọc chìa ra bên ngoài và đưa khớp cắn trở về vị trí cân bằng. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách làm răng hết hô tại nhà như dùng tay, lưỡi và hàm trainer chỉ mang lại hiệu quả cho trẻ nhỏ. Áp dụng những cách này cho người lớn gần như không mang lại bất cứ tác dụng gì.
- Nên tìm hiểu kỹ về bọc răng sứ và niềng răng chỉnh hô để lựa chọn được giải pháp phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc trước khi đưa ra lựa chọn.
- Khắc phục răng hô vẩu bằng niềng răng và bọc sứ là các phương pháp phức tạp. Do đó, bạn cần lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Răng hô (vẩu) có thể xảy ra do xương hàm trên phát triển quá mức. Trong trường hợp này, bạn cần phải kết hợp niềng răng – chỉnh nha và phẫu thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đa phần trường hợp răng hô, vẩu đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp răng mọc chìa ra bên ngoài do thói quen cắn, xé bao bì, dùng thức ăn cứng, dai, thường xuyên đẩy lưỡi ra ngoài,… Để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên thay đổi các thói quen xấu kể trên.
Các cách làm răng hết hô là giải pháp dành cho những người gặp phải tình răng hô, vẩu, răng mọc chìa ra ngoài,… Giữa các biện pháp này có khác biệt về hiệu quả, độ an toàn và chi phí, do đó bạn nên cân nhắc kỹ để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng răng Invisalign là gì? Hiệu quả không? Quy trình và giá
Độ tuổi nào niềng răng là tốt nhất? Bao nhiêu tuổi không nên niềng?
8 Món Ăn Tốt Cho Người Mới Niềng Răng Chỉnh Nha
Niềng răng cho trẻ khi nào phù hợp? Có ảnh hưởng gì không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!