Mão răng sứ là một chiếc “mũ” có hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự như răng thật. Nó được đặt lên một chiếc răng đã được mài để bao phủ, bảo vệ và phục hình răng. Từ đó cải thiện hình dáng, độ chắc khỏe, tính thẩm mỹ và chức năng nhai.
Mão răng sứ là gì?
Mão răng sứ thực chất là một dạng răng giả, có hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự như răng thật. Bên trong mão răng rỗng (tương tự như một chiếc mũ), được dùng để chụp lên răng bị tổn thương, có thể tháo lắp.
Khi sử dụng, mão răng sứ gắn vào vị trí trên răng. Nó giúp che phủ và bảo vệ răng, phục hồi hình dáng, độ chắc khỏe và chức năng nhai của răng thật. Thông thường mão răng sẽ được sử dụng cho những trường hợp có răng sứt mẻ hoặc bị hỏng, trám răng không thể khắc phục được vấn đề.
Mão răng sứ được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Nó có thể là mão răng sứ toàn sứ, sứ – kim loại. Ngoài ra mão răng cũng có thể được làm từ nhựa, gốm thủy tinh lithium disilicate hoặc kim loại, bọc sứ ép.
Cấu tạo của mão răng sứ
Cấu tạo của mão răng sứ gồm hai bộ phận. Bao gồm: Lớp men sứ bên ngoài và khung sườn bên trong.
1. Khung sườn
Về cấu tạo của mão răng, khung sườn là lớp bên trong, được chế tạo đầu tiên. Lớp này có thể bằng sứ hoặc bằng kim loại, bền chắc và rất cứng. Khung sườn được dùng để định dạng hình dáng cho mão răng sứ sau khi hoàn thành. Đồng thời giúp bảo vệ răng thật, phục hồi chức năng nhai và đảm bảo không dịch chuyển trong thời gian dài.
2. Lớp men sứ bên ngoài
Lớp bên ngoài của mão răng được làm bằng sứ, có màu sắc, hình dáng của thân răng và mặt nhai tương tự như răng thật. Lớp này bao phủ bề mặt của khung sườn nhằm hoàn thiện lớp tạo hình răng giả và đảm bảo tính thẩm mỹ khi sử dụng mão sứ.
Vì sao nên dùng mão răng sứ?
Những người có răng sứt mẻ, răng hư hỏng nặng và không thể giải quyết bằng miếng trám nên dùng mão răng sứ. Ngoài ra nó cũng phù hợp với những người có các tình trạng sau:
- Cần bắc cầu răng sứ để phục hồi răng thật đã mất
- Răng thưa
- Răng yếu
- Răng đã điều trị tủy
- Mòn men răng
- Răng bị mòn mặt nhai
Việc sử dụng mão răng sứ có thể mang đến những lợi ích sau:
- Bảo vệ và phục hồi chức năng nhai cho những răng đã điều trị tủy
- Phục hồi cấu trúc và chức năng nhai cho răng bị hỏng, sứt mẻ hoặc răng yếu, phòng ngừa tình trạng hư hỏng và gãy răng tiếp diễn
- Che phủ răng đổi màu nghiêm trọng hoặc bị lệch
- Nâng đỡ và bảo vệ chiếc răng có miếng trám lớn
- Phục hồi răng bị mòn
- Làm cầu răng tại chỗ
Các loại mão răng sứ phổ biến
Dựa vào vật liệu, mão răng sứ được phân thành hai loại, bao gồm: Mão răng sứ toàn sứ và mão răng sứ – kim loại.
1. Mão răng sứ toàn sứ
Đây là mão răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mão răng này được làm hoàn toàn từ vật liệu sứ (từ khung sườn bên trong cho đến lớp men sứ bên ngoài). Nhờ đó mão răng sứ toàn sứ có tính thẩm mỹ cao, mang lại màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó chúng có độ tương hợp sinh học cao, lành tính, không độc hại, phù hợp với những người bị dị ứng với kim loại. Ngoài ra răng toàn sứ có độ cứng chắc và bền bỉ. Việc sử dụng có thể giúp phục hồi chức năng nhai, tạo sự thoải mái tối đa khi ăn uống.
Chính vì những ưu điểm nêu trên mà mão năng sứ toàn sứ được sử dụng phổ biến và có giá thành cao hơn so với mão răng kim loại.
2. Mão răng sứ kim loại
Đây là mão răng có lớp ngoài được làm bằng sứ và khung sườn được làm từ kim loại. Thông thường khung sườn có thể được cấu tạo từ hợp kim Ni – Cr – Ti, Ni – Cr hoặc Cr – Co.
Mão răng này có độ bền cao, hoạt động và phục hồi chức năng nhai tốt, có thể tồn tại hơn 20 năm. So với răng giả toàn sứ, mão răng sứ kim loại mạnh hơn và giá thành rẻ hơn.
Ngoài ra những mão răng này cũng có tính thẩm mỹ cao. Khi sử dụng có thể phục hồi được cấu trúc và hình dáng ban đầu của răng thật. Bên cạnh đó lớp men sứ bên ngoài giúp mão răng trông giống như răng thật, màu sắc tự nhiên và tương đồng.
Tuy nhiên khung sườn kim loại trong mão răng thường tạo ra một đường màu xám quanh viền nướu hoặc gây đen viền nướu răng qua một thời gian sử dụng. Điều này làm giảm tính tính thẩm mỹ của răng, không mang đến sự tự nhiên 100% so với răng giả toàn sứ.
Mặt khác, răng sứ kim loại có thể bị mòn khi dùng cho những người có chứng nghiến răng. Chính vì thế việc bỏ thói quen này là điều cần thiết. Về độ an toàn, chúng có thể gây kích ứng ở những người có tiền sử bị dị ứng với kim loại.
Mão răng sứ có tuổi thọ bao lâu?
Tuổi thọ trung bình của mão răng sứ là 15 năm. Tuy nhiên tuổi thọ cụ thể của mão răng thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Vật liệu
- Mức độ hao mòn mão răng ở mặt tiếp xúc
- Cách vệ sinh răng miệng và chăm sóc mão răng
- Những thói quen răng miệng làm giảm tuổi thọ mão răng như nghiến răng, dùng răng cắn hoặc xé độ vật, cắn móng tay, nhai nước đá.
Mão răng sứ giá bao nhiêu?
Tùy thuộc vào vật liệu và từng loại mà mão răng sứ có mức giá khác nhau. Ngoài ra chi phí cụ thể cũng có thể chênh lệch ở từng nha khoa. Vì thế cần lựa chọn nha khoa uy tín, thăm khám kỹ lưỡng để được hướng dẫn chi tiết.
Dưới đây là bảng giá của một số loại mão răng sứ:
Loại răng sứ | Chi phí |
Răng sứ Titan | 2 triệu đồng/ răng |
Răng sứ kim loại Ceramco III (mão sứ kim loại thường) | 1 – 1,2 triệu đồng/ răng |
Răng toàn sứ Zirconia | 6 triệu đồng/ răng |
Răng toàn sứ Emax | 4 – 8 triệu đồng/ răng |
Răng toàn sứ cao cấp HI-Zirconia | 7 triệu đồng/ răng |
Răng toàn sứ HT Smile (Đức) | 5 – 6,5 triệu đồng/ răng |
Răng toàn sứ Nacera | 6 – 8 triệu đồng/ răng |
Răng toàn sứ Ceramill (Đức) | 4 – 6 triệu đồng/ răng |
Răng toàn sứ Venus | 3 triệu đồng/ răng |
Bọc mão răng sứ có đau không?
Quá trình bọc mão răng sứ (bao gồm cả mài cùi răng và bọc mão răng) thường không gây đau. Bởi trong quá trình này, thuốc gây tê được sử dụng, mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn do khách hàng.
Tuy nhiên bạn cần lựa chọn các cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo quá trình làm răng sứ an toàn, đạt hiệu quả và tính thẩm mỹ tối đa.
Cách chăm sóc mão răng sứ
Để mão răng sứ bền chắc và có tuổi thọ tối đa, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để tiến hành thăm khám và bọc răng sứ đúng kỹ thuật. Điều này cũng giúp hạn chế một số vấn đề sau khi thực hiện kỹ thuật. Chẳng hạn như răng bọc sứ bị nhiễm trùng, răng bọc sứ bị viêm tủy…
Ngoài ra bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp để kéo dài tuổi thọ cho răng sứ. Cụ thể:
- Ăn thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt. Không nên ăn nhiều thực phẩm quá dai hoặc quá cứng. Đặc biệt là những trường hợp bị mòn cổ chân răng và đã lấy tủy.
- Không nên ăn những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn chứa nhiều bột ngọt, hạn chế nước ngọt có ga, thức ăn có nhiều đường, nhiều màu.
- Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, làm sạch vụn thức ăn sau khi ăn xong. Điều này giúp phòng ngừa mảng bám và vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh lý răng miệng, làm giảm tuổi thọ của răng sứ.
- Chải răng đúng cách (chải từ trên xuống và xoay tròn) để tránh răng sứ bị rơi, hở, bị tụt nướu và hôi miệng.
- Sử dụng bàn chải có lông chải mảnh và mềm cùng kem đánh răng có chứa flour. Điều này giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn tốt nhất.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Ngoài ra nên dùng thêm nước súc miệng để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, giữ răng chắc khỏe.
- Không nên hút thuốc lá, tránh uống nhiều rượu bia.
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra răng miệng và mão răng. Đồng thời lấy cao răng và điều trị các bệnh răng miệng nếu có.
- Đôi khi mão răng có thể rơi ra. Điều này thường liên quan đến sự lỏng lẻo của vật liệu xi măng và sâu chân răng. Trong trường hợp này, bạn nên làm sạch mặt trước và thân răng. Có thể sử dụng keo nha khoa để tạm thời thay thế mão răng. Sau đó liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và làm lại mão răng mới.
- Những trường hợp phản ứng dị ứng với mão răng sứ kim loại nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
Mão răng sứ giúp phục hồi chức năng nhai và cấu trúc của răng, bền chắc và có màu sắc tự nhiên, giúp tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra việc sử dụng răng sứ còn giúp bảo vệ và che phủ răng thật, tránh các bệnh lý răng miệng. Mão răng cần được chăm sóc đúng cách để đạt tuổi thọ tối đa.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Thưa Có Nên Bọc Răng Sứ Không?
Bọc Răng Sứ Có Gây Hôi Miệng Không?
Nên Bọc Răng Sứ Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay? Giá Bao Nhiêu?
Phân biệt phủ sứ Nano và dán sứ Veneer có gì khác nhau?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!