Trẻ bị viêm lợi và sốt thường do quá trình mọc răng, vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống và một số tình trạng nhiễm khuẩn. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, chảy nhiều nước dãi, thường xuyên cáu gắt và chán ăn. Thông thường các phương pháp chăm sóc có thể giúp khắc phục nhanh tình trạng.
Thế nào là viêm lợi và sốt ở trẻ?
Viêm lợi và sốt là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Viêm lợi (viêm nướu răng) là thuật ngữ y tế thể hiện cho tình trạng nướu/ lợi bị viêm, sưng tấy, đỏ và đau nhức.
Viêm nướu răng thường kèm theo sốt, hôi miệng. dễ chảy máu chân răng. Hầu hết trẻ bị viêm lợi và sốt ở mức độ nhẹ, các biện pháp chăm sóc có thể giúp giảm nhanh tình trạng.
Tuy nhiên những trường hợp chủ quan, không chăm sóc và điều trị đúng cách có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ viêm nha chu ở trẻ em dẫn đến tụt lợi, răng lung lay và dễ rụng
Viêm lợi và sốt thường gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 2 – 5 tuổi (giai đoạn mọc răng). Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra ở những trẻ lớn hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi và sốt
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi và sốt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
1. Mọc răng
Viêm lợi và sốt thường xảy ra ở những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Nguyên nhân là do quá trình nhú răng kích thích tình trạng sưng viêm của lợi. Đồng thời gây đau và sốt nhẹ (khoảng 38 đến 38,5 độ C).
Trẻ bị viêm lợi và sốt do mọc răng thường xuyên cáu gắt, quấy khóc, khó chịu, bỏ bú hoặc chán ăn. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và nhanh chóng qua đi. Viêm lợi và sốt do mọc răng có thể xảy ra ở những trẻ mọc răng sữa và răng vĩnh viễn.
2. Vệ sinh răng miệng kém
Trẻ nhỏ thường có xu hướng uống và ăn nhiều đồ ngọt. Tuy nhiên việc chải răng chưa sạch sẽ khiến vi khuẩn phát triển và tích tụ mảng bám. Điều này làm khởi phát quá trình hủy khoáng, tăng nguy cơ sâu răng. Đồng thời gây viêm lợi do vi khuẩn sản sinh nhiều độc tố kích thích phản ứng viêm ở mô mềm.
Khi bị viêm lợi, nướu/ lợi sưng tấy, ửng đỏ và nhạy cảm, trẻ thường xuyên khó chịu hoặc có cảm giác đau nhức. Ở những trường hợp viêm nghiêm trọng và vi khuẩn phát triển mạnh, trẻ sẽ bị sốt cao.
3. Nhiễm khuẩn Herpes
Nhiễm khuẩn Herpes thường gặp ở những trẻ vừa mới ốm dậy hoặc có hệ miễn dịch suy yếu. Loại vi khuẩn này có thể nhanh chóng phát triển, gây viêm lợi ở trẻ nhỏ kèm theo sốt cao.
Viêm lợi và sốt do nhiễm khuẩn Herpes thường gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài. Ngoài ra việc không sớm điều trị có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và gây biến chứng ở não.
4. Chấn thương
Chấn thương vùng miệng, lợi không được chăm sóc tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm nướu và sốt cao ở trẻ. Chấn thương có thể do va đập hoặc tổn thương nướu khi cắn/ nhai vật hoặc thức ăn cứng, dùng tâm nhọn xỉa răng, ngậm đồ chơi hoặc cắn móng tay.
5. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không lành mạnh, uống/ ăn những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể khiến trẻ bị viêm lợi và sốt. Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Việc không ăn chín uống sôi, tiêu thụ những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Từ đó dẫn đến một số tình trạng viêm. Trong đó có viêm nướu và sốt.
Ngoài ra thường xuyên cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, đồ ngọt… có thể gây nóng trong, tăng nguy cơ viêm nướu kèm theo sốt và nhiệt miệng ở trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm lợi và sốt
Thông thường trẻ bị viêm lợi và sốt có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu dưới đây:
- Mô lợi xung quanh răng sưng tấy và đỏ ửng
- Dễ chảy máu chân răng, đặc biệt là khi đánh răng
- Đau nhức, khó chịu. Đau nhiều hơn khi ăn thực phẩm có tính nóng, chua và mặn
- Những trường hợp viêm nhiễm nặng có mô lợi đổi màu, sậm hơi so với bình thường. Ngoài ra mô lợi có dấu hiệu bị tụt, răng lung lay và chảy máu chân răng nhiều hơn
- Hơi thở có mùi hôi
- Thân nhiệt tăng cao, sốt thường từ 38 đến 38.5 độ
- Dùng thuốc và mặc quần áo thoải mái có thể giúp hạ sốt. Tuy nhiên trẻ thường bị nóng sốt trở lại sau vài tiếng, sờ thấy nóng ở vùng nách, bẹn, cổ và trán
- Sốt cao hơn vào ban đêm
- Trẻ quấy khóc
- Bỏ bú hoặc chán ăn
- Cơ thể mệt khỏi, không hoạt bát
- Đau đầu
- Sưng hạch bạch huyết ở góc hàm hoặc cổ
- Chảy nước dãi.
Trẻ bị viêm lợi và sốt có nguy hiểm không?
Phần lớn trẻ bị viêm lợi và sốt không nguy hiểm, triệu chứng có thể nhanh chóng qua đi bằng các biện pháp chăm sóc. Đặc biệt viêm lợi và sốt do mọc răng thường có xu hướng thuyên giảm theo thường gian.
Tuy nhiên các triệu chứng có thể khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn, thường xuyên quấy khóc và mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và các hoạt động của trẻ, trẻ sụt cân, không hoạt bát.
Đối với những trẻ bị viêm lợi và sốt do viêm nhiễm, những biện pháp chăm sóc cần được áp dụng sớm để tránh phát sinh biến chứng. Khi viêm lợi và sốt cao kéo dài, trẻ có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng sau:
- Tụt lợi răng lung lay
- Chảy máu chân răng thường xuyên
- Răng gãy rụng
- Tăng nguy cơ mọc lệch răng vĩnh viễn
- Áp xe nướu răng
- Nhiễm trùng xương ổ răng
- Nhiễm trùng máu
- Tổn thương não
- Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Cách điều trị trẻ bị viêm lợi và sốt
Điều trị viêm lợi và sốt ở trẻ nhỏ dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là những phương pháp phù hợp:
1. Điều trị tại nhà
Những biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp điều trị viêm lợi và sốt ở trẻ nhỏ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa cùng vi khuẩn trên bề mặt răng và trong kẽ răng. Từ đó ngăn vi khuẩn phát triển, gây viêm và tổn thương mô nướu.
Ngoài ra khoang miệng được làm sạch tạo điều kiện cho mô nướu phục hồi và tái tạo nhanh chóng. Chính vì thế mà vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể giúp tình trạng viêm nướu răng và sốt được cải thiện, phòng ngừa tái diễn.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ:
-
- Dùng bàn chải có kích thước nhỏ, lông chải mảnh và mềm để làm sạch bề mặt răng và kẽ răng.
- Súc miệng 2 – 3 lần/ ngày. Đồng thời hướng dẫn trẻ cách súc miệng với nước, loại bỏ vụn thức ăn sau khi ăn xong.
- Dùng dung dịch súc miệng phù hợp với độ tuổi của trẻ để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
- Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng viêm lợi và sốt ở trẻ nhỏ.
-
- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có ga và ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường. Những loại thực phẩm này có thể giúp vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, tăng mức độ viêm lợi và sốt, gây ra nhiều bệnh răng miệng khác.
- Ăn những loại thực phẩm có tính mát như bí đao, rau má, đậu xanh…
- Thêm các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn uống như trái cây, rau xanh, củ quả, các loại hạt, hải sản… Bởi những loại thực phẩm này có thể cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cải thiện men răng, phục hồi mô nướu. Ngoài ra vitamin C có trong thực phẩm lành mạnh giúp phục hồi sức khỏe, hạ sốt, giảm đau và viêm, chống nhiễm khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch.
- Nên ăn sữa chua và trái cây giàu chất xơ sau bữa ăn chính để cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, làm sạch răng miệng tự nhiên, giảm tình trạng viêm lợi và sốt nhanh chóng.
- Viêm lợi và sốt khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn. Vì thế nên ưu tiên những loại thực phẩm mềm, ít dầu mỡ để không làm ảnh hưởng đến mô nướu sưng đau. Ngoài ra nên chế biến thức ăn theo nhiều cách khác nhau để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
- Súc miệng với nước muối ấm
Trẻ bị viêm lợi và sốt nên súc miệng với nước muối ấm để giảm nhanh tình trạng. Nước muối có tính kháng khuẩn và chống viêm. Khi dùng có thể giúp giảm tình trạng sưng viêm mô nướu, đau nhức răng và chảy máu.
Ngoài ra súc miệng với nước muối ấm còn giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn viêm nhiễm phát triển và thúc đẩy chữa lành mô nướu.
Khi dùng, hãy hòa tan nửa thìa muối với 400ml nước ấm, chia thành 3 phần cho trẻ ngậm 3 lần trong ngày. Súc miệng với nước muối ấm từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 – 2 phút
- Dùng lô hội
Lô hội có tính mát, chứa nhiều nước, có tác dụng sát trùng và thanh nhiệt. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng làm dịu mô nướu bị thương, giảm phù nề và sưng đau.
Trong lô hội chứa Emodin và Aloin. Cả hai hoạt chất này đều hoạt động như một chất kháng sinh mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm đau tự nhiên. Đồng thời ngăn ngừa và giảm sốt.
Hướng dẫn dùng lô hội chữa viêm lợi và sốt ở trẻ:
-
- Rửa sạch 1 lá lô hội tươi, loại bỏ phần vỏ
- Rửa sạch mủ vàng
- Dùng thìa cạo lấy phần gel trong suốt
- Dùng gel lô hội đắp lên lợi sưng đỏ từ 5 – 10 phút
- Súc miệng lại với nước muối ấm.
- Dùng dầu dừa
Trẻ bị viêm lợi và sốt có thể dùng dầu dừa để thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm các triệu chứng. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu tình trạng sưng tấy và đau nhức do viêm lợi. Đồng thời tăng tốc độ phục hồi tổn thương.
Ngoài ra hàm lượng Axit lauric trong dầu dừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm men và virus. Khi sử dụng có thể giúp loại trừ Streptococcus mutans và nhiều loại vi khuẩn gây hại khác. Từ đó ngăn tình trạng viêm nhiễm phát triển, bảo vệ nướu răng.
Khi sử dụng, hãy ngậm 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa, đảo đều đến mô nướu viêm, tiếp tục ngậm trong 3 phút. Sau đó nhổ bỏ dầu dừa và dùng nước ấm để làm sạch khoang miệng.
- Súc miệng với đinh hương
Tinh dầu đinh hương chứa Eugenol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus, giảm đau tự nhiên, giảm tình trạng viêm lợi và ngăn nhiễm trùng lan rộng gây sốt cao. Ngoài ra tinh dầu đinh hương còn giúp loại bỏ mùi hôi miệng ở những trẻ bị viêm lợi và sốt.
Khi dùng, hãy hòa ¼ thìa cà phê tinh dầu đinh hương với một ly nước ấm (khoảng 200ml). Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngậm tinh dầu đinh hương trong 3 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
- Uống nhiều nước
Sốt do viêm lợi có thể gây ra tình trạng mất nước, trẻ mệt mỏi, khó chịu. Để cải thiện hãy cho trẻ uống nhiều nước. Ngoài ra uống nhiều nước giúp làm sạch khoang miệng, tạo điều kiện cho mô nướu lành thương. Đồng thời tạo độ ẩm cho khoang miệng, ngăn vi khuẩn phát triển.
2. Thuốc
Những trẻ bị viêm lợi và sốt cao nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc thường được chỉ định:
- Paracetamol: Paracetamol được chỉ định để giảm đau và hạ sốt cho trẻ bị viêm lợi. Thuốc này mang đến hiệu quả nhanh chóng cho những cơn đau nhẹ và vừa, sốt trên 38 độ. Thông thường Paracetamol được dùng với liều 300 – 500mg/ lần dựa trên cân nặng, lặp lại liều mỗi 5 – 6 tiếng khi cần.
- Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị viêm lợi và sốt do vi khuẩn lan rộng, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng. Dùng kháng sinh phù hợp giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn sốt cao và tạo điều kiện cho mô nướu lành lại.
- Thuốc kháng viêm: Một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể được dùng để điều trị viêm lợi. Thuốc có tác dụng giảm sưng viêm mô nướu, giảm đau, hạ sốt và chống kết tập tiểu cầu. Tùy thuộc vào tình trạng, thuốc kháng viêm có thể được sử dụng ở dạng bôi, viên uống hoặc viên ngậm dưới lưỡi.
3. Tiểu phẫu
Trẻ bị viêm lợi và sốt không được điều trị có thể gặp biến chứng viêm nha chu hoặc áp xe răng. Những trường hợp này có thể được tiểu phẫu để loại bỏ ổ viêm nhiễm. Đồng thời sửa chữa mô nướu bị thương và thúc đẩy quá trình lành thương.
Phòng ngừa trẻ bị viêm lợi và sốt
Những biện pháp đơn giản có thể giúp phòng ngừa trẻ bị viêm lợi và sốt. Từ đó bảo vệ răng miệng và sức khỏe tồng thể, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của trẻ.
Những biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Dùng bàn chải có đầu chải nhỏ, lông chải mảnh để chải răng 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra nên dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn.
- Dùng kem đánh răng có chứa flour để cải thiện sự chắc khỏe cho răng miệng, ngăn vi khuẩn gây sâu răng lây lan dẫn đến viêm lợi.
- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm quá cứng, cay nóng, thức uống và đồ ăn chứa nhiều đường.
- Loại bỏ thói quen cắn xé đồ vật để tránh làm tổn thương mô nướu.
- Cho trẻ uống nhiều nước để thanh nhiệt cơ thể, giảm nguy cơ nhiệt miệng và viêm lợi.
- Không cho trẻ dùng tăm nhọn xỉa răng, cắn móng tay.
- Tăng cường bồ sung vitamin và khoáng chất (vitamin A, C, canxi…) có trong rau xanh, củ quả, trái cây, hạt, đậu… Những thành phần dinh dưỡng này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng và khả năng chống viêm. Đồng thời phòng ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và viêm nhiễm.
- Nên cho trẻ bổ sung lợi khuẩn có trong sữa chua và ăn trái cây giàu chất xơ. Những loại thực phẩm này giúp làm sạch khoang miệng, cân bằng hệ vi sinh. Từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm lợi và sốt.
Nhìn chung trẻ bị viêm lợi và sốt thường không quá nghiêm trọng, các triệu chứng giảm nhanh khi được chăm sóc. Tuy nhiên chăm sóc không đúng cách và không điều trị có thể khiến viêm lợi và sốt kéo dài, nhiễm trùng lan rộng và gây biến chứng. Chính vì thế những trường hợp nặng, viêm lợi và sốt kéo dài nên tìm bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Mách Bạn 11 Cách Chữa Viêm Lợi Có Mủ Tại Nhà Hiệu Quả
Viêm lợi khi đang niềng răng: Nguyên nhân và cách chữa trị
Thuốc Sindolor Trị Viêm Lợi: Cách dùng, Thành phần, Review
Chữa Viêm Lợi Bằng Mật Ong – Mẹo Hay Dễ Làm Tại Nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!