Thuốc Tê Nha Khoa: Tác dụng phụ và cách làm tan nhanh nhất

Thuốc tê nha khoa được sử dụng trong các thủ thuật để ngăn cảm giác đau nhức và khó chịu ở phạm vi cụ thể. Loại thuốc này thường được dùng ở dạng bôi, xịt hoặc dạng tiêm tùy theo từng trường hợp.

thuốc tê nha khoa
Thuốc tê nha khoa được sử dụng trong các thủ thuật xâm lấn như cắt lợi, cấy ghép Implant, nhổ răng khôn,…

Các loại thuốc tê nha khoa thông dụng

Thuốc tê nha khoa là các loại thuốc có tác dụng phong bế thần kinh nhằm làm mất cảm giác ở một khu vực cụ thể. Thuốc tê được sử dụng trong các phương pháp xâm lấn như cắt lợi điều trị cười hở lợi, phẫu thuật nạo túi nha chu, cắt lợi trùm, nhổ răng, lấy tủy,… để tránh tình trạng đau nhức và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng.

Thuốc gây tê làm mất cảm giác của dây thần kinh ở một phạm vi nhất định. Do đó, dây thần kinh sẽ không thể dẫn truyền cảm giác lên não bộ, từ đó não sẽ không cảm nhận được cảm giác đau đớn hay khó chịu.

Thuốc gây tê cho tác dụng tại chỗ nên an toàn hơn so với thuốc mê. Đa phần trong các tiểu phẫu, bác sĩ sẽ ưu tiên dùng thuốc tê thuốc mê. Khi sử dụng thuốc tê nha khoa, cơ thể sẽ không có cảm giác đau đớn, ê buốt hay khó chịu nhưng vẫn có ý thức. Trong khi thuốc mê làm mất ý thức nên không còn cảm nhận hay nhận thức được bất cứ điều gì trong thời gian thuốc phát huy hiệu lực.

Thuốc tê nha khoa được chia thành 2 loại là thuốc gây tê bề mặt (dạng xịt, bôi) và thuốc gây tê đường tiêm:

1. Thuốc bôi, thuốc xịt

Thuốc bôi, thuốc xịt gây tê được sử dụng khá phổ biến trong các thủ thuật nha khoa. Sau khi thoa hoặc xịt lên nướu, thuốc sẽ thấm qua da và màng niêm mạc để phong bế dẫn truyền thần kinh. Thuốc gây tê bề mặt cho cảm giác gây tê không sâu nhưng tác dụng kéo dài.

Hiện nay, thuốc bôi, xịt gây tê nha khoa thường được dùng trong trường hợp cắt lợi và điều trị sâu răng, viêm tủy răng. Các loại thuốc này thường chứa các hoạt chất gây tê như Benzocaine, Lidocaine,…

2. Thuốc tiêm

Tương tự như thuốc gây tê, thuốc tiêm nha khoa thường chứa các hoạt chất như Lidocain và Benzocain. Ngoài ra, còn một số loại thuốc tê dạng tiêm được nghiên cứu dành cho những đối tượng đặc biệt.

Chẳng hạn như thuốc tê Posicaine (chứa Articaine HCl + Epinephrine) có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú và bệnh nhân có vấn đề về gan. Thuốc gây tê Isocaine 3% chứa Mepivacaine HCl 3% không chứa chất co mạch nên an toàn cho trẻ em và bệnh nhân tim mạch.

tác dụng phụ thuốc tê nha khoa
So với thuốc tê dạng bôi và xịt, thuốc tê nha khoa dạng tiêm cho hiệu quả gây tê sâu hơn

Các loại thuốc gây tê nha khoa dạng tiêm có hiệu quả gây tê sâu nên thích hợp với các thủ thuật như nhổ răng, cấy ghép trụ Implant, điều trị tủy, nha chu,… Tùy theo loại thuốc, tác dụng có thể kéo dài từ 20 – 120 phút. Hiệu lực của thuốc cũng sẽ có sự chênh lệch ở hàm trên và hàm dưới. Thông thường, thời gian hiệu quả của thuốc ở hàm trên chỉ bằng 1/2 thời gian hiệu lực ở hàm dưới.

Chống chỉ định thuốc tê nha khoa

Thuốc tê nha khoa giúp ích rất nhiều trong quá trình thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến cáo dùng trong những trường hợp sau:

  • Dị ứng, quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bị rối loạn chảy máu
  • Có vết thương hở trên vùng da sẽ dùng thuốc

Hiện nay, các loại thuốc tê thường được bổ sung Epinephrine có tác dụng co mạch để giảm tình trạng chảy máu kéo dài. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ không phù hợp với những bệnh nhân tim mạch. Trước khi can thiệp các thủ thuật nha khoa, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân để được chỉ định loại thuốc tê phù hợp.

Thuốc tê nha khoa có hại không? Tác dụng phụ thường gặp

Nhiều người lo ngại thuốc tê nha khoa có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn các loại thuốc tê đều an toàn. Trong quá trình sử dụng, thuốc vẫn có thể gây ra tác dụng phụ nhưng thường không đáng kể.

So với rủi ro, lợi ích mà thuốc gây tê nha khoa mang lại cao hơn nên vẫn được sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ thuật nha khoa. Đối với những trường hợp bị dị ứng với tất cả các loại thuốc tê, bác sĩ sẽ xem xét gây mê. Tuy nhiên, gây mê tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ hơn nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp thực sự cần thiết.

tác dụng phụ thuốc tê nha khoa
Thuốc tê nha khoa tương đối an toàn và hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc gây tê nha khoa:

  • Miệng có vị kim loại
  • Chóng mặt
  • Sưng môi
  • Tê liệt
  • Ù tai
  • Nhịp tim chậm
  • Huyết áp thấp
  • Khó thở
  • Co giật

Ngoài những tác dụng phụ kể trên, thuốc gây tê cũng có thể gây dị ứng với tỷ lệ 1%. Những trường hợp dị ứng thuốc sẽ có các biểu hiện như sưng cổ họng, khó thở, sưng môi, phù mạch, phát ban,…

Hầu hết các phòng khám và bệnh viện đều sẽ chuẩn bị sẵn Epinephrine dạng tiêm để sử dụng trong trường hợp dị ứng nặng. Do đó, bạn có thể yên tâm khi sử dụng thuốc tê nha khoa khi thực hiện các thủ thuật như nhổ răng khôn, lấy tủy răng, trồng răng Implant,…

Thuốc tê nha khoa bao lâu hết tác dụng?

Thuốc tê nha khoa bao lâu hết tác dụng là băn khoăn của khá nhiều người. Thực tế, thời gian hiệu lực của thuốc sẽ phụ thuộc vào loại thuốc cụ thể và vị trí sử dụng (hàm trên hay hàm dưới). Thông thường, thuốc gây tê sẽ có thời gian hiệu quả kéo dài 60 phút đối với hàm trên và 90 – 120 phút đối với hàm dưới.

Tuy nhiên, với các loại thuốc không có chất co mạch dùng cho bệnh nhân tim mạch, hiệu lực của thuốc thường ngắn hơn. Đối với loại thuốc này, thuốc chỉ có hiệu quả khoảng 20 phút đối với hàm trên và 40 phút đối với hàm dưới. Ngoài ra, thời gian hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Cách làm tan thuốc tê nhanh nhất

Nhiều người không thoải mái khi sử dụng thuốc tê nha khoa và muốn làm tan thuốc tê nhanh chóng sau khi kết thúc thủ thuật. Tuy nhiên, bạn không thể làm mất hiệu quả của thuốc. Thông thường sau 20 – 120 phút, thuốc tê sẽ hết tác dụng.

Thuốc tê có hiệu quả kéo dài sẽ giúp bạn giảm đau nhức sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Trong thời gian này nên chườm đá và sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để ngăn cơn đau bùng phát sau khi thuốc tê hết tác dụng.

Thuốc tê nha khoa được sử dụng rất phổ biến trong bước vô cảm của các thủ thuật nha khoa. Loại thuốc này tương đối an toàn nên bạn có thể an tâm khi sử dụng. Sau khi hết hiệu lực, thuốc sẽ tự tan và được đào thải ra bên ngoài.

Tham khảo thêm:

4.2/5 - (5 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!