Nếu vết loét gây đau nhiều, mẹ có thể dùng các loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em. Sử dụng thuốc giúp giảm nhanh cảm giác đau rát, sưng nóng và đẩy nhanh tốc độ tái tạo của niêm mạc miệng.
Nhiệt miệng ở trẻ em là vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 40% trẻ em bị nhiệt miệng, trong đó 20% trường hợp tái phát bệnh thường xuyên. Nhiệt miệng là một dạng viêm loét niêm mạc miệng phổ biến, lành tính và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh lý này gây ra các vết loét nhỏ ở niêm mạc miệng kèm theo cảm giác đau rát, sưng tấy và khó chịu.
Vết loét do nhiệt miệng gây ra thường tự thuyên giảm sau khoảng 7 – 10 ngày hoặc nhiều nhất là vài tuần. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng vết loét ở niêm mạc miệng gây ra không ít phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt. Nếu cần thiết, mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé để giảm sưng, đau rát và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét trên niêm mạc miệng.
10 loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em thông dụng nhất
Các loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em thường có công thức lành tính, an toàn hơn so với các loại thuốc dành riêng cho người lớn. Kết hợp dùng thuốc và chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết loét nhanh lành, từ đó trẻ có thể thoải mái khi ăn uống và giao tiếp.
Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị nhiệt miệng bôi thuốc gì?”, Các mẹ có thể tham khảo danh sách 10 loại tốt nhất hiện nay ở ngay dưới đây đã được chúng tôi tổng hợp lại:
1. Thuốc bôi nhiệt miệng cho bé Mouthpaste
Thuốc bôi nhiệt miệng Mouthpaste là dược phẩm của Công ty cổ phần Medipharco Việt Nam. Thuốc được bào chế ở dạng bôi ngoài và có thể dùng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Thành phần chính trong loại thuốc này là Triamcinolon – một loại corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm sưng bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
Thuốc bôi Mouthpaste có thể giảm nhanh các triệu chứng sưng nóng, khó chịu, đau rát do nhiệt miệng gây ra. Ngoài tác dụng chữa nhiệt miệng, thuốc còn được dùng để điều trị viêm loét môi và sưng đau lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chống chỉ định thuốc cho những trường hợp dị ứng với corticoid và bị viêm loét niêm mạc miệng do nhiễm trùng vi khuẩn, virus và nấm.
Hướng dẫn sử dụng:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, nấm và virus
- Súc miệng thật sạch trước khi dùng thuốc
- Sử dụng đầu ngón tay hoặc tăm bông lấy một ít thuốc thoa nhẹ nhàng lên vết loét
- Giữ trong khoảng vài phút để thuốc thẩm thấu và ổn định trên bề mặt niêm mạc miệng.
- Sau đó, rửa sạch tay để loại bỏ thuốc trên da.
- Lưu ý: Chỉ dùng một lượng nhỏ thuốc, ngày dùng 2 – 3 lần trong khoảng vài ngày.
Giá bán tham khảo:
- Thuốc trị nhiệt miệng cho bé Mouthpaste có giá 25 – 30.000 đồng/ tuýp
2. Kamistad Gel N – Thuốc bôi nhiệt miệng trẻ em an toàn
Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em thông dụng hiện nay. Thuốc được bào chế ở dạng gel bôi ngoài với thành phần chính là Lidocaine. Hoạt chất này có tác dụng phong bế dây thần kinh, qua đó giảm cảm giác đau rát và khó chịu ở vết loét.
Ngoài Lidocaine, gel bôi Kamistad Gel N còn được bổ sung dịch chiết hoa cúc có tác dụng làm dịu và đẩy nhanh tốc độ lành vết loét. Nếu kiên trì sử dụng, vết loét sẽ nhanh chóng lành lại chỉ sau một thời gian ngắn. Loại thuốc này tương đối an toàn, ít tác dụng phụ và có thể dùng mà không cần kê toa. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng cho trẻ trong trường hợp cần thiết vì việc lạm dụng quá mức có thể gây kích ứng, bỏng rát niêm mạc.
Hướng dẫn sử dụng:
- Súc miệng và rửa tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm
- Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vết loét
- Ngày dùng đều đặn 3 lần trong khoảng 3 – 5 ngày
- Sau khi dùng, đậy kín nắp tuýp thuốc và rửa sạch tay bằng xà phòng
Giá bán tham khảo:
- Thuốc bôi nhiệt miệng trẻ em Kamistad Gel N có giá 45 – 55.000 đồng/ tuýp 10g
3. Thuốc bôi Zytee
Vết loét do nhiệt miệng rất dễ bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của các virus, nấm men và vi khuẩn thường trú trong khoang miệng. Vì vậy, ngoài sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thuốc bôi có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng.
Thuốc bôi Zytee có đặc tính kháng khuẩn và giảm đau với công thức chứa Salicylic acid, Choline carbonate và Benzalkonium chloride. Thuốc được dùng để điều trị nhiệt miệng, viêm miệng, viêm lợi, sưng đau nướu và các tổn thương khác bên trong khoang miệng. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh, phát huy tác dụng nhanh trong 3 – 4 phút và tác dụng có thể kéo dài trong 3 – 4 giờ đồng hồ.
Cách dùng thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em Zytee:
- Rửa sạch tay và súc miệng để làm sạch thức ăn thừa bên trong khoang miệng.
- Lấy 1 – 2 giọt gel thuốc lên đầu ngón tay trỏ và thoa nhẹ nhàng lên vết loét.
- Thuốc có tác dụng từ 3 – 4 giờ đồng hồ nên có thể dùng lặp lại 3 – 4 giờ nếu cần thiết
- Nếu dùng cho trẻ em, chỉ nên sử dụng tối đa 3 – 5 ngày và xem xét cho trẻ gặp bác sĩ trong trường hợp vết loét đau nhiều, chậm lành.
Giá bán tham khảo:
- Thuốc bôi lở miệng cho trẻ em Zytee có giá 20 – 25.000 đồng/ tuýp
4. Thuốc trị nhiệt miệng cho bé Traful của Nhật dạng xịt
Thuốc xịt nhiệt miệng Traful là sản phẩm của Nhật Bản rất được yêu thích ở thị trường nước ta. Sản phẩm được bào chế ở dạng xịt khá tiện lợi, dễ sử dụng và hầu như không phải rửa tay nhiều lần trước – sau khi dùng. Thuốc xịt Traful an toàn cho trẻ từ 3 tuổi trở lên nên mẹ có thể cho bé dùng thuốc nếu đang bị chứng nhiệt miệng.
Thành phần chính của sản phẩm là chiết xuất tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát và giảm đau; Axit tranexamic có đặc tính làm dịu cùng với các vitamin cần thiết giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương bao gồm vitamin B2, B6 và vitamin C. Ngay khi sử dụng sản phẩm, cảm giác sưng nóng và đau rát do vết loét gây ra sẽ giảm đi nhanh chóng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước sạch, sau đó dùng bông lau nhẹ để thấm khô và loại bỏ tế bào chết ở vết loét.
- Xịt trực tiếp lên vết loét khoảng 3 – 4 lần
- Giữ im trong vài giây để dung dịch thẩm thấu vào bên trong
- Sau đó, dùng khăn lau khô vòi xịt và bảo quản ở nơi khô ráo
- Ngày sử dụng 3 – 4 lần để giảm đau rát do nhiệt miệng gây ra
Giá bán tham khảo:
- Thuốc xịt nhiệt miệng cho bé Traful của Nhật Bản có giá bán 280.000 đồng/ tuýp 20ml
5. Thuốc trị nhiệt miệng cho bé dạng xịt Smart Fresh
Ngoài sản phẩm chai xịt Traful của Nhật, mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng chai xịt hỗ trợ điều trị nhiệt miệng – Smart Fresh. Thành phần chính của sản phẩm này là nano Carbon (Graphene) có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và nấm mốc bằng cách giải phóng nano bạc trên vết loét.
Bên cạnh đó, chai xịt Smart Fresh còn chứa Chitosan có chức năng tạo màng nano sinh học nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus, nấm mốc và vi khuẩn vào bên trong vết loét. Ngoài ra, màng sinh học cũng giúp bảo vệ vết loét khỏi môi trường ẩm ướt bên trong khoang miệng. Như vậy, vết loét sẽ nhanh lành và có thể phục hồi hoàn toàn chỉ sau vài ngày.
Hướng dẫn sử dụng:
- Súc miệng và dùng bông/ khăn lau sạch vùng niêm mạc có vết loét
- Xịt trực tiếp lên vết loét từ 3 – 4 lần
- Ngày dùng đều đặn 3 – 4 lần cho đến khi vết loét lành và giảm đau hẳn
Giá bán tham khảo:
- Chai xịt Smart Fresh 10ml có giá bán 320.000 đồng
6. Kem bôi nhiệt miệng cho bé Taisho
Kem bôi trị nhiệt miệng Taisho có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Đây là sản phẩm nội địa của Nhật và được xách tay về thị trường nước ta. Kem bôi không có mùi, hương liệu nên hầu như không gây dị ứng và kích ứng trong quá trình sử dụng.
Thành phần chính của thuốc bôi nhiệt miệng cho bé Taisho là hoạt chất Triamcinolone có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa Aqua sensor barrier – hoạt chất độc quyền của hãng có tác dụng kháng viêm và đẩy nhanh tốc độ lành vết thương.
Hướng dẫn sử dụng:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô
- Súc miệng sạch, sau đó dùng khăn thấm khô vùng niêm mạc có vết loét
- Dùng một lượng nhỏ gel bôi thoa nhẹ nhàng lên vết loét
- Sử dụng 3 – 4 lần/ ngày
Giá bán tham khảo:
- Kem bôi trị nhiệt miệng Taisho có giá 260 – 300.000 đồng/ tuýp 5g
7. Thuốc bôi nhiệt miệng cho bé Orrepaste
Orrepaste là một trong những loại thuốc bôi điều trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến. Thuốc được bào chế ở dạng kem với thành phần chính là Triamcinolone acetonide có tác dụng kháng viêm và giảm đau bằng cách ức chế hệ miễn dịch. Loại thuốc này thường được dùng để điều trị nhiệt miệng, tổn thương niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chống chỉ định cho trường hợp loét miệng do nhiễm nấm, virus và vi khuẩn.
Thuốc bôi Orrepaste có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, do thuốc có khả năng ức chế miễn dịch nên cần tránh dùng lâu dài và nên sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả. Lạm dụng thuốc bôi Orrepaste có thể gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vết loét và khiến nhiệt miệng tiến triển dai dẳng, chậm lành.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vết loét
- Sau đó, cần rửa sạch tay vì thuốc có thể thẩm thấu qua da
- Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần trong tối đa 5 ngày
- Nếu tình trạng không có cải thiện, nên thông báo với dược sĩ hoặc chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Giá bán tham khảo:
- Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em Orrepaste có giá 65.000 đồng/ tuýp
8. Thuốc bôi Oracortia
Thuốc bôi Oracortia được sử dụng để điều trị các dạng viêm loét niêm mạc miệng thường gặp. Thuốc được bào chế ở dạng thuốc mỡ không mùi nên có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Thành phần chính của loại thuốc này là Triamcinolone acetonide có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng thông qua cơ chế ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
Cần tránh dùng thuốc Oracortia trong trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc và loét miệng do nhiễm nấm men, virus và hại khuẩn. Ngoài ra, nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, mẹ nên tham khảo ý kiến của dược sĩ/ bác sĩ trước khi dùng cho trẻ.
Cách sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng trẻ em Oracortia:
- Súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô nhằm hạn chế hiện tượng viêm nhiễm vết loét.
- Thoa một lượng gel vừa đủ lên vết loét
- Ngày sử dụng 2 – 3 lần và dùng tối đa 5 ngày
- Nếu tình trạng không có cải thiện hoặc không biểu hiện khác thường, nên trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ để được đổi loại thuốc khác hoặc áp dụng các phương pháp chuyên sâu hơn.
Giá bán tham khảo:
- Thuốc bôi lở miệng cho trẻ em Oracortia có giá bán 30 – 35.000 đồng/ tuýp
9. Siro chữa nhiệt miệng cho bé Tametop
Nhiệt miệng là bệnh phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Theo quan niệm dân gian, bệnh lý này thường xảy ra do chứng nóng trong, dùng nhiều rượu bia và thức ăn cay nóng. Tuy nhiên trên thực tế, nhiệt miệng không có liên quan đến những vấn đề trên. Các chuyên gia nhận thấy, chứng bệnh thường xảy ra do ảnh hưởng của một số vấn đề nha khoa, stress, sức đề kháng suy giảm và thiếu hụt vitamin, khoáng chất.
Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiệt miệng do thiếu khoáng chất và vitamin thiết yếu, mẹ có thể cho bé sử dụng siro chữa nhiệt miệng cho bé Tametop. Sản phẩm này được bào chế ở dạng siro uống với thành phần chính là rutin, vitamin PP, vitamin B1, B2, 6, vitamin A và C. Đây đều là những khoáng chất và vitamin cần thiết cho quá trình tái tạo niêm mạc, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
Bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, Siro Tametop có thể đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét và hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng cho trẻ em. Đặc biệt, rutin trong sản phẩm còn giúp tăng sức bền thành mạch, từ đó ngăn ngừa hiện tượng chảy máu chân răng, chảy máu cam và hạn chế chảy máu ở vết loét.
Ngoài ra, Siro Tametop còn được khuyên dùng cho trẻ chán ăn, chậm lớn và sức khỏe kém. Với vị ngọt tự nhiên, sản phẩm không gây ra cảm giác khó chịu khi uống. Ngược lại, vị ngọt và mùi thơm từ mật ong còn kích thích vị giác và giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 5ml, ngày dùng từ 2 – 3 lần
- Trẻ trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 10ml, ngày uống 3 lần
Giá bán tham khảo:
- Siro chữa nhiệt miệng cho bé Tametop có giá bán 30.000 đồng/ lọ 100ml
10. Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất
Bên cạnh thuốc bôi, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng nước ngậm răng miệng Nhất Nhất để giảm chứng nhiệt miệng. Thành phần chính của sản phẩm là các loại dược liệu quý trong Đông y như lá lấu, cam thảo nam, huyền sâm và xuyên tiêu. Các thảo dược này đều có tác dụng cầm máu, giảm sưng đau nướu, sát trùng và kháng khuẩn.
Bên cạnh đó, tinh dầu từ các dược liệu cũng giúp khử mùi hôi và mang lại hơi thở thơm mát khi sử dụng. Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất được khuyên dùng cho người bị chảy máu chân răng, tụt lợi, hôi miệng, sâu răng, răng ê buốt và nhiệt miệng. Sản phẩm có thể dùng cho cả trẻ em và người trưởng thành.
Hướng dẫn sử dụng:
- Mỗi lần dùng 5ml ngậm trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó súc nhẹ trong 15 – 20 giây và nhổ đi
- Không cần súc miệng lại với nước sạch và không ăn, không uống trong ít nhất 10 phút sau khi dùng
- Sau 10 phút, súc miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng
- Dùng vài lần mỗi ngày trong 5 – 7 ngày
Giá bán tham khảo:
- Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất có giá bán 80.000 đồng/ chai
Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em
Thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau rát, sưng nóng, chảy máu,… Đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết loét bằng cách tạo màng sinh học ở bên ngoài hoặc cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Nếu dùng thuốc đều đặn và chăm sóc đúng cách, tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau vài ngày.
Tuy nhiên trước khi dùng thuốc nhiệt miệng cho trẻ em, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để đảm bảo dùng thuốc đúng cách và liều lượng. Đối với trẻ dưới 12 tuổi, mẹ cần trao đổi kỹ với dược sĩ/ bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc.
- Hiện tại, các loại thuốc điều trị nhiệt miệng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét. Hoàn toàn không có thuốc đặc hiệu cho bệnh lý này. Do đó, mẹ không nên lạm dụng thuốc quá mức.
- Sử dụng thuốc cho trẻ trong tối đa 5 – 7 ngày. Nếu tình trạng không có cải thiện, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị. Bởi nhiệt miệng có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đôi khi các vết loét ở niêm mạc miệng không phải là biểu hiện của chứng nhiệt miệng mà là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
- Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ cần hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa viêm nhiễm và đảm bảo vết loét nhanh phục hồi. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa cồn, hương liệu, SLS,… vì những thành phần này có khả năng gây kích ứng và dị ứng cao.
- Vết loét do nhiệt miệng thường gây đau nhiều khi ăn uống. Do đó trong thời gian này, mẹ nên cho trẻ dùng món ăn lỏng, mềm, nguội và ít gia vị. Bên cạnh đó, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để làm dịu vết loét và giúp niêm mạc nhanh chóng phục hồi.
- Nhiệt miệng là bệnh răng miệng thường gặp và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lý này có khả năng tái phát cao. Vì vậy, mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho bé như xây dựng chế độ ăn hợp lý, tập thể dục thường xuyên, vệ sinh răng miệng đúng cách và hạn chế các chấn thương trong khoang miệng.
Trên đây là các loại thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em được sử dụng phổ biến. Hầu hết các loại thuốc kể trên đều có thể tìm mua tại nhà thuốc mà không cần phải kê toa. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ cần tham khảo ý kiến dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Nhiệt Miệng Có Mủ Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Nhanh Khỏi
Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
10 Cách Trị Nhiệt Miệng Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhanh
Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!