Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản An Toàn

Tìm kiếm cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn là mối bận tâm của nhiều mẹ bỉm. Bởi trẻ không thể dùng thuốc và rất dễ dị ứng, kích ứng khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên. 4 cách đơn giản trong bài viết sẽ giúp mẹ dễ dàng xử lý chứng nhiệt miệng ở con trẻ.

cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ sơ sinh có bị nhiệt miệng không?

Nhiệt miệng hay loét áp tơ là bệnh răng miệng rất phổ biến ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, tình trạng này khá ít gặp ở trẻ sơ sinh, dù vậy vẫn có một số trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Biểu hiện chung của trẻ khi bị loét áp tơ là bỏ bú, mệt mỏi và quấy khóc. Nếu không chú ý, bố mẹ có thể bỏ qua các dấu hiệu bất thường và cho rằng trẻ đang gặp phải các vấn đề sức khỏe khác.

Tương tự như bệnh nhiệt miệng ở trẻ em, nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có đặc điểm là các vết loét nông, kích thước nhỏ xuất hiện ở bên trong khoang miệng (niêm mạc má, môi, lưỡi, vòm họng,…). Thông thường, vết loét mọc đơn độc và rải rác nhưng cũng có trường hợp mọc tập trung thành từng đám. Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng gây đau rát, khó chịu và sưng nóng ở xung quanh vết loét.

cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
Mẹ bất cẩn khi rơ lưỡi là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh có thể bị nhiệt miệng do một số nguyên nhân như:

  • Tổn thương niêm mạc miệng do trẻ cắn phải khi bú mẹ
  • Niêm mạc miệng bị trầy xước, tổn thương do mẹ bất cẩn trong quá trình rơ lưỡi cho bé.
  • Hệ miễn dịch kém.
  • Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (thường do chất lượng sữa mẹ thấp, trẻ sinh non, nhẹ cân,…)

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, các vết loét ở niêm mạc miệng sẽ khiến trẻ bị đau rát, khó chịu, từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bú, quấy khóc, mệt mỏi,… Hơn nữa, nhiệt miệng cũng có khả năng tái phát cao. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé và cuộc sống của mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý đến biểu hiện bất thường của bé để có biện pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa kịp thời.

Cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh

Về cơ bản, nhiệt miệng có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên vết loét cần một thời gian dài để lành hẳn. Vì vậy, mẹ nên trang bị một số cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn để giúp trẻ giảm cảm giác đau và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét.

Dưới đây là 4 cách an toàn mẹ có thể thử khi bé bị nhiệt miệng:

1. Cho trẻ bú sữa mẹ – Cách giảm nhiệt miệng nhanh chóng

Trẻ sơ sinh chưa thể dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp bé giảm đau rát và cảm giác sưng nóng bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ. Sữa mẹ có tác dụng làm dịu vết loét ở niêm mạc miệng, từ đó giúp trẻ dễ dịu hơn và giảm quấy khóc.

Hơn nữa ngoài cung cấp vi chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Vì vậy trong thời gian trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên. Trẻ có thể khó chịu và bỏ bú nên mẹ cần kiên nhẫn trong vấn đề này.

cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
Cho trẻ bú sữa mẹ là cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt miệng có liên quan đến việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Bằng cách cho trẻ bú mẹ đều đặn, hệ miễn dịch và sức khỏe của bé sẽ được cải thiện. Qua đó giúp giảm triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ tái tạo vết loét do nhiệt miệng gây ra.

Nếu sữa ít, mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sữa công thức. Hiện nay, đã có nhiều thương hiệu sản xuất sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm này cung cấp khá đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết trong trường hợp sữa mẹ chưa về, ít sữa và sữa mẹ nghèo dinh dưỡng do thể trạng suy nhược.

2. Dùng nước muối ấm vệ sinh miệng cho bé

Nhiều mẹ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như nha đam, dầu dừa, mật ong,… để điều trị nhiệt miệng cho bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với các nguyên liệu này. Cách an toàn nhất mẹ có thể áp dụng là dùng nước muối pha loãng để vệ sinh miệng.

Dùng ¼ thìa cà phê muối ăn hòa với 100ml nước ấm và khuấy đều. Sau đó, dùng khăn sữa thấm và lau nhẹ lên vết loét bên trong niêm mạc miệng. Nước muối có đặc tính làm dịu, kháng viêm và sát trùng nên phần nào có thể giảm đau rát, khó chịu và ngăn ngừa viêm nhiễm ở vết loét.

Ngoài nước muối, mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý theo cách như trên. Nước muối sinh lý an toàn với trẻ sơ sinh và hầu như không gây dị ứng, kích ứng. Dùng khăn thấm nước muối sinh lý và đắp lên vết loét sẽ giúp làm dịu niêm mạc, giảm sưng và đau khá hiệu quả.

3. Cho trẻ tắm nắng và ngủ đủ giấc

Hệ miễn dịch kém là một trong những yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng. Vì vậy ngoài hai cách trên, mẹ nên cho trẻ tắm nắng và ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng. Vitamin D từ ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh về da, giúp xương khớp cứng cáp và nâng cao sức đề kháng.

cách chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
Tắm nắng giúp nâng cao sức đề kháng, từ đó cải thiện và hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tái phát

Cho trẻ tắm nắng và ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức đề kháng, từ đó đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn khung giờ tắm nắng phù hợp để tránh tình trạng da kích ứng và cháy nắng.

4. Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc chứng nhiệt miệng. Trẻ sơ sinh bị loét áp tơ có thể do mẹ ăn uống không điều độ nên chất lượng sữa kém. Để cải thiện sức khỏe cho bé và hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống.

Mẹ sau sinh không nhất thiết phải tẩm bổ các món ăn quá nhiều dinh dưỡng. Thay vào đó, chỉ cần đảm bảo bữa ăn đầy đủ tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất, axit béo không no, đạm,… thông qua các loại thực phẩm lành mạnh. Vào các bữa ăn phụ, mẹ có thể bổ sung các món ăn vặt như sữa chua, trái cây, yến mạch sấy, sinh tố, các loại đậu và hạt để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi chất lượng sữa được cải thiện, tình trạng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh cũng thuyên giảm đáng kể. Đối với mẹ có thể trạng kém và bị suy nhược, có thể dùng thêm thực phẩm chức năng và sữa bột để cung cấp vi chất dinh dưỡng thiết yếu.

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất ít khi bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, trẻ vẫn có thể gặp phải chứng bệnh này. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng vết loét do nhiệt miệng gây ra có thể khiến trẻ bị khó chịu, sốt, mệt mỏi và bỏ bú. Do đó, mẹ nên có biện pháp phòng ngừa để chủ động bảo vệ sức khỏe cho con.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh:

  • Cần xây dựng chế độ ăn hợp lý để ổn định chất lượng sữa mẹ. Có như vậy, trẻ mới có thể khỏe mạnh và tăng cân đều đặn. Khi hệ miễn dịch được cải thiện, khả năng tái phát nhiệt miệng sẽ giảm đi đáng kể.
  • Mẹ cần thiết lập giờ giấc sinh hoạt và ăn uống khoa học dành cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ ăn ngủ điều độ, tránh tình trạng thiếu ngủ, ngủ chập chờn và bị căng thẳng.
  • Nên cho trẻ tắm nắng và massage thư giãn để giảm căng thẳng. Đây cũng là cách để gia tăng mối liên kết giữa mẹ và bé, đồng thời giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bị nhiệt miệng.
  • Nếu trẻ thường xuyên bị nhiệt miệng, mẹ nên cho bé gặp bác sĩ để phát hiện kịp thời các nguyên nhân tiềm ẩn như trẻ mắc phải các bệnh rối loạn miễn dịch, suy dinh dưỡng,…
  • Một số dạng viêm loét niêm mạc miệng khác cũng dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Trong trường hợp vết loét sâu và khiến trẻ đau rát, quấy khóc nhiều, mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời.

Trên đây là một số cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và đơn giản tại nhà. Nếu cần thiết, mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị cho trẻ sơ sinh.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!