Chữa tủy răng số 6 có quy trình phức tạp do số lượng tủy răng nhiều hơn so với răng cửa và răng tiền hàm. Lấy tủy răng đồng nghĩa với việc răng không còn được nuôi dưỡng và mất hoàn toàn cảm giác. Vì vậy, điều trị tủy răng số 6 chỉ được thực hiện trong một số trường hợp cần thiết.
Chữa tủy răng số 6 là phương pháp gì?
Chữa tủy răng còn được biết đến với tên gọi điều trị nội nha, lấy tủy răng và điều trị tủy răng là kỹ thuật nha khoa thường quy. Phương pháp này sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ tủy răng bị viêm nhiễm hoặc hoại tử để phòng ngừa biến chứng. Lấy tủy răng có thể thực hiện ở bất cứ vị trí nào, bao gồm cả răng số 6.
Răng số 6 là răng có vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai. Vì vậy, lấy tủy răng số 6 thường sẽ chỉ được thực hiện khi cần thiết. Bởi mất tủy răng đồng nghĩa với việc răng không còn được nuôi dưỡng, tái tạo và mất hoàn toàn cảm giác.
Chữa tủy răng số 6 được áp dụng trong khá nhiều trường hợp. Răng số 6 là một trong những răng hàm nên cấu trúc tủy thường phức tạp hơn so với răng cửa và răng tiền hàm. Do đó, quá trình điều trị tủy răng số 6 sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí cũng cao hơn.
Khi nào cần lấy tủy răng số 6?
Tủy răng là mô liên kết lỏng lẻo nằm ở chính giữa răng và được bao bọc bởi ngà răng, men răng. Bên trong tủy răng có chứa các sợi thần kinh, mạch máu và một số thành phần hữu cơ khác. Tủy răng không có khả năng phòng vệ tốt như men răng và ngà răng nên rất dễ bị tổn thương.
Đa số những tác động lên tủy răng đều không thể hồi phục. Do đó, cách duy nhất là nhổ bỏ răng để phòng ngừa biến chứng polyp tủy, áp xe chân răng và nhiều biến chứng khác.
Những trường hợp được chỉ định chữa tủy răng số 6:
- Răng hàm bị sâu vào tủy gây viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy.
- Tủy răng bị hoại tử do chấn thương mạnh.
- Miếng trám bị hở hoặc răng bị mẻ khiến tủy răng lộ ra gây viêm nhiễm, hoại tử.
- Bị áp xe chân răng
Ngoài những trường hợp trên, bác sĩ có thể chỉ định lấy tủy răng số 6 trong nhiều trường hợp khác. Tủy răng là cơ quan quan trọng không thua kém ngà răng và men răng. Do đó, trong tất cả các trường hợp, bác sĩ đều sẽ chỉ định lấy tủy răng số 6 khi thực sự cần thiết.
Quy trình điều trị tủy răng số 6
Cấu trúc tủy răng có sự khác biệt ở từng vị trí và phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, răng hàm nói chung và răng số 6 nói riêng đều có chân răng phức tạp, số lượng tủy răng nhiều. Vì vậy, quá trình lấy tủy răng số 6 thường mất nhiều thời gian hơn so với lấy tủy răng cửa và răng tiền hàm.
Điều trị tủy răng số 6 được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Khám và đánh giá tình trạng răng miệng
Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ khám răng miệng tổng quát và chụp X quang răng cận chóp để đánh giá tình trạng răng số 6. Đối với viêm tủy răng hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn. Những trường hợp viêm tủy răng không hồi phục và tủy răng hoại tử mới được cân nhắc lấy tủy.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn về tình trạng sức khỏe răng miệng, chi phí và quy trình lấy răng số 6. Trong quá trình tư vấn, bạn cũng có thể đặt câu hỏi để được bác sĩ giải đáp.
Bước 2: Gây tê và đặt đê cao su
Sau khi tư vấn, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giảm cảm giác khó chịu và đau nhức trong quá trình lấy tủy. Nếu có tiền sử dị ứng thuốc tê nha khoa, bạn nên thông báo với bác sĩ để tránh tác dụng ngoại ý.
Đê cao su là miếng cao su mỏng dẹp có lỗ tròn để đặt vào răng cần chữa tủy. Dụng cụ này được sử dụng để ngăn cách răng số 6 với các răng còn lại và niêm mạc miệng. Từ đó giúp răng luôn được khô sạch, không bị nước bọt xâm nhập và không có dị vật rơi vào vòm họng, khoang miệng của bệnh nhân.
Bước 3: Mở ống tủy và lấy tủy
Sau đó, bác sĩ sẽ bộc lộ ống tủy và dùng trâm máy/ trâm tay để làm sạch tủy răng. Quá trình lấy tủy răng số 6 có thể mất từ 1 – 2 buổi tùy theo tay nghề của bác sĩ và độ khó của buồng tủy răng.
Lấy tủy răng cần được thực hiện cẩn trọng để tránh tình trạng sót tủy. Vì vậy, phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và cần phải có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị.
Bước 4: Tạo hình và trám bít ống tủy
Khi tủy răng đã được làm sạch hoàn toàn, bác sĩ sẽ tạo hình lại ống tủy và dùng vật liệu nhân tạo trám bít buồng tủy. Sau đó, dùng vật liệu trám phù hợp để lấp đầy tổn thương ở men răng, ngà răng.
Nếu có điều kiện, bạn có thể bọc răng sứ để bảo vệ răng đã lấy tủy. Mão sứ giúp hạn chế những tác động cơ học và hóa học lên răng thật. Đồng thời giúp khôi phục hình thể và màu sắc của răng một cách hiệu quả. Bởi thông thường răng sau khi lấy tủy khoảng 3 – 5 năm sẽ có hiện tượng đổi sang màu nâu, đen.
Bước 5: Tái khám
Sau khi lấy tủy răng số 6, bạn cần tái khám sau một thời gian để được đánh giá tình trạng răng và phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường.
Chữa tủy răng số 6 có giá bao nhiêu?
Chữa tủy răng số 6 có giá bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Như đã đề cập, chữa tủy răng là phương pháp phức tạp. Chính vì vậy, chi phí điều trị cũng tương đối cao. Theo khảo sát, chi phí lấy tủy răng số 6 dao động từ 700.000 – 1.500.000 đồng/ răng.
Chi phí này chưa bao gồm phí trám răng và phục hình bằng răng sứ. Ngoài ra, chi phí thực tế có thể chênh lệch tùy vào cơ sở và tay nghề của bác sĩ. Bên cạnh chi phí điều trị, bạn nên chuẩn bị thêm phí khám và thuốc thang.
Hiện nay, các phòng khám nha khoa đều công khai chi phí trên website. Do đó, bạn đọc có thể tham khảo để lựa chọn được địa chỉ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính. Ở các bệnh viện công lập, chi phí thường thấp hơn – nhất là trong trường hợp có bảo hiểm y tế.
Lưu ý khi chữa tủy răng số 6
Chữa tủy răng số 6 là phương pháp chính trong điều trị viêm tủy răng, tủy răng hoại tử,… Phương pháp này giúp loại bỏ tủy răng bị tổn thương nhằm ngăn chặn biến chứng áp xe răng và polyp tủy. Tuy nhiên trước khi tiến hành lấy tủy, bạn nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Cần chọn địa chỉ lấy tủy răng uy tín để hạn chế tối đa tình trạng sót tủy, nhiễm trùng và lây nhiễm chéo bệnh lý ở những bệnh nhân khác. Nếu không tìm được phòng khám uy tín, bạn có thể đến bệnh viện để điều trị. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân tại các cơ sở y tế công lập tương đối đông nên phải mất thời gian chờ đợi.
- Trước khi lấy tủy răng nên kiêng thuốc lá, rượu bia và ngủ đủ giấc để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.
- Sau khi lấy tủy cần vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế ăn nhai lên răng số 6 để miếng trám ổn định hoàn toàn.
- Nếu có hiện tượng đau nhức, hôi miệng và sưng nướu răng sau khi lấy tủy, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời phát hiện và điều trị biến chứng.
- Không nên lấy tủy răng số 6 và răng ở những vị trí khác chỉ vì lý do thẩm mỹ (dán sứ hoặc bọc răng sứ). Bởi mất đi tủy răng đồng nghĩa với việc răng không còn được nuôi dưỡng, răng dễ bị giòn, vỡ và tuổi thọ kém hơn so với răng còn tủy.
- Sau khi lấy tủy, nên cân nhắc bọc răng sứ để tránh tình trạng răng ngả màu, ố vàng và giòn, dễ nứt. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống điều độ để củng cố độ chắc khỏe của răng.
- Khám răng miệng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để lấy cao răng và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở răng miệng.
Chữa tủy răng số 6 chỉ được thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Nếu được bác sĩ chỉ định, bạn nên thực hiện để tránh biến chứng áp xe quanh chóp răng và polyp tủy. Tuy nhiên, nên tránh lấy tủy khi không thực sự cần thiết.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Các Dấu Hiệu Bình Thường Và Bất Thường Sau Khi Lấy Tủy Răng
Răng Chết Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Giải đáp
Răng Khôn Bị Viêm Tủy Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
Có Nên Lấy Tủy Răng Ở Trẻ Em Không? Khi Nào Nên Lấy?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!