Đau họng sau khi nhổ răng khôn thường do tình trạng sưng tấy và đau các cơ gần vùng bị thương. Tình trạng này không đáng lo ngại, có thể xảy ra khi nhổ một hoặc nhiều răng khôn. Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể tự giảm và mất đi trong vòng 3 ngày sau nhổ răng.
Nguyên nhân gây đau họng sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là một thủ thuật loại bỏ răng số 8 (răng khôn) ở góc hàm. Răng này thường mọc ở nhiều hình dạng phức tạp, có từ 2 – 3 chân, dễ va vào răng số 7 dẫn đến sưng viêm.
Trong khi nhổ răng khôn, một số dụng cụ chuyên dụng được dùng để tách nướu, mở xương ổ răng và tách răng khôn. Điều này giúp giúp loại bỏ răng hỏng dễ dàng và không làm sót chân răng. Tuy nhiên thủ thuật tạo một vết mổ sâu và rộng, chảy nhiều máu, đau đớn, sưng tấy.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn bị đau họng sau khi nhổ răng khôn. Điều này xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Sưng và đau cơ bắp lân cận
Sưng và đau cơ bắp lân cận là nguyên nhân chủ yếu gây đau họng sau nhổ răng khôn. Trong khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ cần tạo vết cắt lớn và sử dụng nhiều lực tách răng ra khỏi ổ. Điều này khiến các cơ xung quanh bị ảnh hưởng, bị đau và sưng lên. Từ đó gây ra tình trạng đau họng.
Những trường hợp có cơ mặt và cơ hàm bị sưng thường kèm theo cảm giác đau đớn, mềm hoặc cứng ở hàm. Tuy nhiên tình trạng này có thể nhanh chóng qua đi khi áp dụng liệu pháp chườm ấm.
- Gây mê
Gây mê thường được chỉ định cho những người có tâm lý sợ hãi, cần nhổ nhiều răng khôn hoặc dị ứng với thuốc tê. Phương pháp này giúp ngăn đau trong khi thực hiện nhưng có thể gây đau họng sau khi nhổ răng khôn.
Trong quá trình gây mê nhổ răng khôn, ống bơm oxy được đặt vào cổ họng. Điều này gây va chạm và làm tổn thương cuống họng. Từ đó tạo ra cảm giác đau đớn và khó chịu sau khi nhổ răng xong.
- Nhiễm trùng
Mặc dù ít gặp nhưng đau họng sau nhổ răng khôn có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng. Điều này thường do một số vấn đề dưới đây:
-
- Sót chân răng
- Ổ vi khuẩn chưa được điều trị triệt để
- Vi khuẩn lay lan từ một số vị trí khác
- Sử dụng dụng cụ chưa được khử trùng
- Chăm sóc vết nhổ không đúng cách.
Đau họng sau khi nhổ răng khôn có sao không?
Đau họng sau khi nhổ răng khôn là một tình trạng không nguy hiểm, thường gặp. Triệu chứng này thường chỉ tồn tại trong khoảng 3 ngày đầu sau nhổ răng, sau đó tự giảm dần và mất đi.
Mặt khác, những biện pháp chăm sóc đơn giản có thể giúp cơn đau thuyên giảm nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
Trong một vài trường hợp, đau họng sau nhổ răng khôn liên quan đến nhiễm trùng. Những trường hợp này cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn như áp xe răng.
Chính vì thế, bạn cần đến nha khoa và tiến hành thăm khám khi đau họng kéo dài từ 5 ngày trở lên. Đồng thời kèm theo những triệu chứng sau:
- Sốt
- Sinh mủ và sưng đỏ ở vết thương
- Hôi miệng
- Sưng má kéo dài trên 4 ngày
- Đau đớn dữ dội.
Cách khắc phục đau họng sau khi nhổ răng khôn
Đau họng sau khi nhổ răng khôn tự biến mất trong 3 ngày không cần điều trị. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
Để khắc phục nhanh cơn đau, những biện pháp dưới đây nên được áp dụng:
1. Súc miệng với nước muối
Súc miệng với nước muối là cách giảm đau họng và sưng má sau khi nhổ răng khôn hiệu quả. Nước muối chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau tự nhiên, làm dịu cổ họng, loại bỏ vi khuẩn và kháng viêm.
Ngoài ra súc miệng với nước muối còn giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết nhổ, giảm sưng và làm sạch khoang miệng. Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, súc nước muối sau nhổ răng khôn 6 – 12 tiếng có thể mang đến lợi ích tối đa.
Nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng (hòa tan ½ thìa muối trong một cốc nước ấm). Có thể súc miệng với nước muối từ 2 – 3 lần/ ngày khi cần thiết.
Lưu ý: Nên nhẹ nhàng súc miệng với nước nước muối và khạc nhổ. Không nên súc miệng quá mạnh hoặc dùng lực quá mạnh khi nhổ bỏ nước muối. Bởi điều này có thể làm tan cục máu đông, tạo ra những hốc khô trong miệng. Từ đó gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương.
2. Chườm lạnh
Để giảm đau họng sau khi nhổ răng khôn, hãy áp dụng liệu pháp chườm lạnh. Dùng túi đá hoặc khăn lạnh chườm vào cổ họng giúp giảm sưng các cơ. Từ đó mang đến cảm giác dễ chịu.
Ngoài ra chườm lạnh còn có tác dụng làm tê tạm thời các dây thần kinh cảm giác và cầm máu. Điều này giúp giảm đau họng và đau má, ngăn cơn đau làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống.
Hướng dẫn chườm lạnh giảm đau họng sau nhổ răng khôn:
- Dùng khăn lạnh, túi đá hoặc túi rau củ áp nhẹ lên vùng cổ họng và phần má bên nhổ răng
- Giữ trong 10 phút
- Lặp lại mỗi 2 – 3 giờ khi cần thiết.
3. Chườm ấm
Nếu đau cổ họng kèm theo cứng hàm sau khi nhổ răng khôn, hãy chườm một miếng đệm ấm hoặc chai nước ấm lên vùng ảnh hưởng. Biện pháp này giúp giảm đau, thư giãn các cơ, giảm tình trạng co thắt và cứng hàm.
Ngoài ra chườm ấm còn giúp tăng tuần hoàn máu, loại bỏ vết bầm và rút ngắn thời gian chữa lành vết thương. Biện pháp này nên được thực hiện sau nhổ răng khôn 24 giờ, mỗi ngày 3 lần, thực hiện mỗi lần từ 10 – 15 phút.
4. Uống trà ấm
Một số loại trà như trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng… có thể làm dịu cổ họng và giảm đau hiệu quả. Những loại trà này đều chứa chất giảm đau và kháng viêm tự nhiên. Khi dùng có thể giảm viêm sưng, diệt vi khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng và làm dịu cơn đau ở cổ họng.
Ngoài ra uống trà hoa cúc ấm còn giúp thư giãn, cải thiện giấc ngủ. Một số thành phần khác trong trà có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Khi dùng trà ấm, nên uống từng ngụp nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Uống chanh và mật ong
Đây cũng là một trong những cách giúp khắc phục đau họng sau khi nhổ răng khôn. Chanh chứa vitamin C, giúp giảm đau, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế uống chanh có thể làm dịu cơn đau họng một cách tự nhiên.
Mật ong chứa vitamin, các chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Dùng mật ong mỗi ngày có thể giúp giảm đau họng sau nhổ răng khôn, làm dịu cảm giác khó chịu, tăng khả năng diệt khuẩn và chống viêm.
Một số thành phần khác trong chanh và mật ong cũng giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, chống mệt mỏi sau khi nhổ răng khôn. Sau nhổ răng khôn vài giờ, pha nửa quả chanh và 2 thìa mật ong trong 300ml nước ấm. Uống mỗi ngày 1 ly.
Lưu ý: Không nên lạm dụng nước chanh mật ong. Bởi tính axit của chanh có thể gây một số vấn đề ở vết nhổ.
6. Ăn thức ăn mềm
Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần ăn thức ăn mềm và lỏng cho đến khi cơn đau mất đi. Thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa, dễ nuốt, không gây kích ứng, không làm tổn thương cổ họng và vết nhổ răng.
Ngoài ra thức ăn mềm không mắc kẹt trong cổ họng, không gây khó chịu hay đau cổ họng sau khi nhổ răng khôn. Chính vì thế hãy thêm sữa chua, cháo thịt, súp thịt, súp rau củ nấu mềm, kem… vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
Không nên ăn những loại thực phẩm cứng, có nhiều góc cạnh, khô, khó nuốt… Bởi chúng có thể gây kích ứng, tăng mức độ tổn thương niêm mạc. Từ đó tăng đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình lành lại.
Ngoài thức ăn mềm, bạn cũng cần ưu tiên những loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, phốt pho, canxi, omega-3, đạm… Bởi những nhóm thực phẩm này có thể tăng tốc độ chữa lành tổn thương, chống viêm, giảm sưng và đau hiệu quả.
7. Dùng thuốc theo chỉ định
Bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau sau khi nhổ răng khôn, có thể bao gồm Paracetamol hoặc Ibuprofen. Cả hai loại thuốc này đều mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Bên cạnh đó Ibuprofen còn có tác dụng kháng viêm, chống kết tập tiểu cầu và giảm sưng hiệu quả.
Nếu có nhiễm trùng, cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ức chế hoạt động của các tác nhân. Từ đó chữa lành vết thương, hỗ trợ khắc phục các triệu chứng nhiễm trùng.
8. Uống đủ nước
Nếu đau họng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần uống đủ nước (khoảng 2 lít nước/ ngày). Điều này giúp làm ẩm cổ họng và ổ răng trống, giảm đau, hạn chế cảm giác khô rát và mang đến cảm giác dễ chịu.
Ngoài ra uống nhiều nước cũng là một trong những cách thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, giảm nguy cơ viêm nhiễm ở ổ răng trống.
Đau họng sau khi nhổ răng khôn là một tình trạng thường gặp, không đáng lo, chủ yếu do đau và sưng cơ. Tình trạng này có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng phù hợp. Đồng thời giảm đau đúng cách để giảm nhẹ cảm giác khó chịu, khắc phục nhanh cơn đau.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Nhổ Răng Khôn Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Giảm Đau, Chóng Lành
Nhổ Răng Ăn Thịt Gà Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Mọc Răng Khôn Bị Viêm Lợi Sưng Má: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Không Nhổ Răng Khôn Có Sao Không? Gây Biến Chứng Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!