Nhổ răng bằng chỉ tại nhà thường được áp dụng cho những trẻ có răng sữa lung lay nhiều. Biện pháp này giúp loại bỏ răng nhanh chóng, nhẹ nhàng và không gây đau nhiều. Sau nhổ răng cần cầm máu và chăm sóc răng miệng đúng cách để mô nướu lành lại nhanh, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nên nhổ răng bằng chỉ không?
Mặc dù là một biện pháp đơn giản và nhanh chóng nhưng dùng chỉ nhổ răng không phù hợp với tất cả mọi người.
- Đối với trẻ nhỏ
Nhổ răng bằng chỉ là một trong những cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà đơn giản và nhanh chóng. Khi thực hiện, quấn chỉ quanh răng, sau đó dùng lực để kéo mạnh để răng bị đẩy khỏi cung hàm.
Cách nhổ răng bằng chỉ thường không gây đau, không chảy nhiều máu, răng rơi ra dễ dàng. Cách này phù hợp với răng sữa đang lung lay. Bởi trong giai đoạn thay răng (mọc răng vĩnh viễn), răng sữa lung lay nhiều, mầm răng vĩnh viễn phát triển và dần thay thế cho chân răng. Vì thế mà một lực tác động nhẹ có thể khiến răng rơi ra ngoài.
- Đối với người lớn
Nhổ răng bằng chỉ không thích hợp dùng cho người lớn do tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khác với răng sữa, răng vĩnh viễn vững chắc và có chân răng nằm sâu trong xương hàm. Kéo răng bằng chỉ không thể khiến răng rơi ra ngoài do chân răng mắc kẹt trong xương.
Hơn thế dùng chỉ nhổ răng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bao gồm:
-
- Chảy nhiều máu và đau đớn
- Chân răng chồi lên
- Nhổ răng nhiều lần dẫn đến đau nhức nhiều, chấn thương mô nướu nghiêm trọng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và đe dọa đến sức khỏe răng miệng.
- Đối với răng sâu
Người lớn và trẻ em bị sâu răng đều không nên áp dụng cách nhổ răng bằng chỉ. Bởi tình trạng này làm hỏng cấu trúc răng do quá trình hủy khoáng, răng yếu và dễ gãy ngang trong quá trình dùng lực kéo. Điều này khiến chân răng mắc kẹt, cần tiến hành tiểu phẫu để lấy chân răng ra ngoài.
Hướng dẫn nhổ răng bằng chỉ
Để giúp quá trình nhổ răng tại nhà diễn ra suôn sẻ và an toàn, bạn cần thực hiện đúng cách và đảm bảo vô khuẩn. Khi thực hiện, bạn có thể dùng lực từ tay hoặc từ vật để kéo răng ra khỏi cung hàm.
Dưới đây là hai cách nhổ răng bằng chỉ và những bước thực hiện:
Cách 1: Dùng lực từ tay
- Khi răng sữa lung lay, để răng sữa từ 2 – 3 tuần hoặc cho đến khi răng lung lay nhiều
- Vệ sinh răng miệng và vệ sinh tay sạch sẽ
- Buộc chặt chỉ quanh thân răng (có thể dùng chỉ thường hoặc chỉ tơ nha khoa), giữ đầu còn lại bằng tay
- Đánh lạc hướng của trẻ, đồng thời tay cầm chỉ giật mạnh để răng rơi ra ngoài. Bước này cần được thực hiện một cách dứt khoát.
Cách 2: Dùng lực từ vật
- Giữ cho răng lung lay nhiều
- Vệ sinh răng miệng và vệ sinh tay sạch sẽ
- Dùng chỉ thường hoặc chỉ tơ nha khoa quấn quanh răng cần nhổ. Dùng đầu chỉ còn lại buộc chặt vào đồ vật nặng hoặc máy bay điều khiển
- Đánh lạc hướng của trẻ, đồng thời thả vật nặng hướng xuống đất hoặc điều khiển máy bay lên cao. Lực kéo từ đồ vật có thể giúp răng rời khỏi vị trí của nó.
Sau khi nhổ răng xong, dùng bông gòn cuộn tròn. Sau đó đặt lên ổ răng nhổ và cắn chặt để cầm máu.
Rủi ro khi nhổ răng bằng chỉ
Cần thận trọng khi nhổ răng tại nhà. Bởi nhổ răng bằng chỉ và các biện pháp khác không thực sự an toàn. Dùng chỉ nhổ răng có thể tạo tâm lý sợ hãi cho trẻ, đặc biệt là khi chân răng còn bám chắc và gây đau đớn nhiều. Tâm lý sợ hãi có thể kéo dài, gây ám ảnh và làm ảnh hưởng đến những lần nhổ răng tiếp theo.
Ngoài ra việc không thể xác định tình trạng răng hoặc không thận trọng trong quá trình nhổ răng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể:
- Tăng nguy cơ khởi phát các biến chứng gồm:
- Chấn thương nhiều mô nướu
- Chảy nhiều máu
- Tổn thương xương hàm
- Nhiễm trùng
- Đau đớn nhiều
Lưu ý khi nhổ răng bằng chỉ
Để quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi, an toàn và lành lại nhanh chóng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Xác định tình trạng hiện tại của răng. Chỉ thực hiện biện pháp nhổ răng bằng chỉ khi răng đã lung lay nhiều.
- Đảm bảo các dụng cụ được sử dụng, răng miệng và tay đều được vệ sinh sạch sẽ. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Thực hiện đúng cách để răng rời khỏi vị trí của cung hàm trong lần đầu tiên. Không nên thực hiện nhiều lần để tránh gây tâm lý sợ hãi cho trẻ, nướu chảy nhiều máu, đau đớn và nhiễm trùng.
- Tiến hành cầm máu ngay khi nhổ răng xong. Dùng bông gòn sạch và dày, cuộn lại để cắn chặt.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách sau nhổ răng
- Súc miệng bằng nước muối loãng sau cầm máu. Nước muối giúp kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm nguy cơ viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành mô nướu.
- Chải răng mỗi ngày 2 lần, dùng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng để làm sạch. Không để bàn chải tác động vào ổ răng nhổ để tránh chảy máu tái diễn.
- Ăn thức ăn mềm và dễ nuốt. Hạn chế nhai nhiều và không nhai bên rằng vừa nhổ.
- Không cho trẻ cắn đồ vật hoặc đặt tay vào miệng.
- Không ăn thức ăn có nhiều gia vị, nhiều đường, thức ăn cứng, khô, quá lạnh, quá nóng, nước ngọt có ga… Nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng tại mô nướu bị thương, tăng viêm, đau và khó chịu.
- Cần liên hệ với nha sĩ nếu ổ răng nhổ có dấu hiệu bất thường. Cụ thể như máu chảy nhiều và không giảm.
Cách nhổ răng bằng chỉ tại nhà giúp loại bỏ răng trên cung hàm một cách nhanh chóng, hạn chế được tình trạng đau đớn. Tuy nhiên cách này chỉ nên được áp dụng khi răng đã lung lay nhiều. Ngoài ra nên thực hiện thận trọng để tránh gây nhiễm trùng và phát sinh nhiều biến chứng khác.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Khôn Mọc Ngầm Trong Xương có nguy hiểm không?
Vì sao cần chụp X quang răng khôn? Khi nào nên chụp?
Mọc Răng Khôn Bị Đau Họng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Mọc Răng Khôn Đau Trong Bao Lâu? Cách Giảm Đau Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!