Răng Bị Đau Khi Chạm Vào: Nguyên Nhân và Cách khắc phục

Răng bị đau khi chạm vào là dấu hiệu cho thấy răng và các cơ quan lân cận đang bị tổn thương. Khi gặp phải tình trạng này, bạn đọc nên tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục nhằm ngăn chặn biến chứng kịp thời.

răng bị đau khi chạm vào
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị đau khi chạm vào

Răng bị đau khi chạm vào – Nguyên nhân do đâu?

Đau nhức răng là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực tế, bất cứ tác động nào lên răng cũng có thể khiến cho răng bị tổn thương, đau nhức và ê buốt. Tình trạng răng bị đau khi chạm vào thường có liên quan đến những nguyên nhân sau:

1. Viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh răng miệng thường gặp. Thực tế cho thấy, hầu hết mỗi người đều bị viêm nướu răng ít nhất một lần trong đời. Bệnh lý này xảy ra do cao răng tích tụ, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và bài tiết độc tố. Độc tố từ các loại vi khuẩn có hại là nguyên nhân trực tiếp gây sưng đỏ và viêm nướu răng.

Viêm nướu răng thường gây đau nhức răng nhẹ và cơn đau thường bùng phát khi chạm vào hoặc khi ăn uống. Ngoài ra, bạn có thể xác định bệnh lý này thông qua một số dấu hiệu như nướu răng đỏ, chảy máu, nướu chuyển sang màu đỏ hoặc tím thay vì màu hồng như bình thường.

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

2. Sâu ngà

Sâu ngà là một trong các giai đoạn phát triển của sâu răng. Ở giai đoạn này, vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong ngà răng khiến cho răng bị ê buốt và đau nhức. Không giống với men răng, ngà răng chứa các mạch máu và dây thần kinh ở bên trong. Do đó, khi có tác động (chạm vào, ăn uống,…), răng sẽ xuất hiện cơn đau và cảm giác ê buốt, khó chịu.

răng bị đau khi chạm vào
Sâu ngà là một trong những nguyên nhân khiến răng bị đau nhức, ê buốt khi chạm vào

Ở giai đoạn sâu ngà, răng sẽ xuất hiện lỗ sâu có kích thước khá lớn. Lúc này, thức ăn dễ dàng lọt vào bên trong gây đau nhức và khó chịu. Thậm chí một số trường hợp răng sâu nặng có thể bị đau nhức và ê buốt khi hít thở không khí lạnh.

3. Viêm nha chu

Viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng răng mãn tính. Bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên. Viêm nha chu xảy ra do cao răng tích tụ lâu năm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng tổ chức nha chu (bao gồm nướu răng, dây chằng nha chu và xương hàm).

Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm nha chu không có triệu chứng rõ rệt. Hầu như trong giai đoạn đầu, bệnh lý này không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác thường. Tuy nhiên, cho đến khi nướu răng hình thành túi nha chu, răng bắt đầu có hiện tượng lỏng lẻo và đau nhức nhẹ khi chạm vào. Ngoài ra, viêm nha chu còn khiến cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu và dai dẳng mặc dù đã chải răng kỹ 2 – 3 lần/ ngày.

4. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị đau nhức khi chạm vào. Tủy răng là cơ quan nằm sâu bên trong men răng và ngà răng. Tủy răng chứa mạch máu, dây thần kinh nên rất dễ bị tổn thương. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tủy răng, răng sẽ bị đau nhức – đặc biệt là khi có tác động như chạm, đẩy, dùng thức ăn có nhiệt độ nóng hoặc lạnh.

Viêm tủy răng chỉ gây triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi tủy răng bị hoại tử hoàn toàn, răng sẽ mất hoàn toàn cảm giác. Do đó, cần thăm khám ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Tình trạng chủ quan có thể khiến cho tủy răng và các cơ quan khác bị tổn thương nghiêm trọng.

5. Chấn thương răng

Tương tự như các cơ quan khác, răng có thể bị đau nhức sau khi chấn thương. Chấn thương khiến răng và tổ chức nha chu bị tổn thương nên khi chạm vào có thể gây đau nhức, khó chịu. Tùy vào mức độ chấn thương, răng có thể bị đau nhức nhẹ khi chạm vào hoặc đau nhức dữ dội, dai dẳng.

Đau nhức răng khi chạm vào có nguy hiểm không?

Đau nhức răng khi chạm vào là dấu hiệu cho thấy răng và các cơ quan xung quanh bị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân cụ thể. Nếu như đau nhức răng do viêm nướu răng, tình trạng có thể thuyên giảm dần sau khi điều trị mà không để lại bất cứ biến chứng nào.

Ngược lại, đau nhức răng khi chạm vào do viêm nha chu, viêm tủy răng,… thường có mức độ nghiêm trọng hơn. Những bệnh lý này ít nhiều đều sẽ gây ảnh hưởng đối với chức năng ăn nhai của răng. Trong trường hợp chủ quan, răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến việc phải nhổ bỏ. Do đó, bạn không nên chủ quan trước bất cứ biểu hiện nào.

Cách điều trị răng bị đau khi chạm vào

Răng bị đau khi chạm vào cần được điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau đây:

1. Lấy cao răng

Cao răng là sản phẩm của mảng bám sau quá trình khoáng hóa. Khác với mảng bám sinh lý, cao răng có kết cấu cứng và bám chặt vào bề mặt răng. Đây là nơi vi khuẩn tích tụ và phát triển, bài tiết ra axit gây hủy khoáng và độc tố gây sưng nướu răng. Vì vậy, bước đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng để làm sạch răng miệng và loại bỏ các vi khuẩn có hại.

răng bị đau khi chạm vào
Tất cả các trường hợp răng bị đau khi chạm vào đều có chỉ định cạo vôi răng

Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa khá đơn giản nên tất cả các nha khoa đều có thể thực hiện. Ngay cả khi không bị đau nhức răng, bạn vẫn lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm. Bởi cao răng tích tụ chính là điều kiện để vi khuẩn phát triển gây tổn thương men răng và nướu răng.

2. Trám răng (hàn răng)

Trám răng được chỉ định đối với trường hợp sâu ngà. Những tổn thương ở men răng là không thể hoàn nguyên. Do đó, cách duy nhất để có thể khôi phục lại các mô cứng bị hòa tan là hàn răng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu và sát trùng trước khi trám.

Sau đó, sử dụng vật liệu lỏng cho vào lỗ sâu và dùng tia laser để hóa đông vật liệu. Trám răng là kỹ thuật khá đơn giản và nhanh chóng. Sau khi hàn trám, răng đã được khôi phục hình thể nên không còn bị đau nhức và có thể ăn nhai thoải mái.

Ngoài ra, trám răng cũng được chỉ định đối với trường hợp răng nứt, mẻ do chấn thương. Nhiều người lầm tưởng vết nứt trên răng không gây đau nên không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, răng bị nứt không được điều trị sẽ gia tăng nguy cơ viêm tủy răng hoặc chết tủy (tủy răng hoại tử).

3. Điều trị tủy răng

Trong trường hợp viêm tủy răng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy để ngăn ngừa biến chứng áp xe răng. Tủy răng đã bị nhiễm trùng sẽ không thể phục hồi. Do đó, bác sĩ sẽ loại bỏ tủy răng viêm nhiễm để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào những cơ quan khác.

Điều trị tủy răng tương đối phức tạp do cấu tạo tủy có sự khác biệt tùy theo vị trí và hình thể của răng. Thông thường, quá trình này sẽ mất từ 2 – 3 buổi tùy theo số lượng tủy của mỗi răng. Điều trị tủy răng cần được thực hiện cẩn trọng để tránh viêm nhiễm tái phát.

Sau khi tủy răng bị loại bỏ, bác sĩ sẽ làm sạch khoang tủy và trám bít để ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn. Sau đó, tùy vào mức độ tổn thương của răng, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ. Hai phương pháp này sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn cho mình phương pháp thích hợp nhất.

4. Nạo túi nha chu

Nếu răng bị đau khi chạm vào do viêm nha chu, bác sĩ chỉ định nạo túi nha chu. Túi nha chu là khoảng trống xuất hiện giữa răng và khe nướu. Túi nha chu càng lớn thì răng càng trở nên lỏng lẻo, đau nhức và gặp khó khăn khi ăn nhai. Ngoài ra, bên trong túi nha chu có thể hình thành ổ mủ khiến cho khoang miệng có mùi hôi dai dẳng mặc dù đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.

răng bị đau khi chạm vào
Nạo túi nha chu có thể cải thiện tình trạng răng bị đau khi chạm vào do viêm nha chu gây ra

Nạo túi nha chu sẽ giúp củng cố độ chắc chắn của răng trên cung hàm, loại bỏ ổ mủ, làm sạch mảng bám và cao răng. Phương pháp này giúp ngăn viêm nha chu tiến triển, đồng thời hỗ trợ giảm đau nhức và khó chịu khi ăn uống.

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng mãn tính nên không thể điều trị hoàn toàn. Khi mắc chứng bệnh này, bạn nên lấy cao răng định kỳ 3 – 4 tháng/ lần và cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng. Bởi viêm nha chu chính là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trung niên và cao tuổi.

5. Cố định răng

Trong trường hợp chấn thương hoặc viêm nha chu khiến răng lung lay, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cố định răng. Cố định răng giúp củng cố độ chắc chắn của răng trên cung hàm, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức nha chu phục hồi hoàn toàn. Sau khoảng vài tháng, tình trạng răng lung lay sẽ được cải thiện rõ rệt.

Răng bị đau khi chạm vào có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị hiệu quả, cần xác định nguyên nhân và can thiệp phương pháp khắc phục phù hợp. Ngoài ra, nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe răng miệng toàn diện.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!