Tráng men răng là gì? Giá bao nhiêu? Quy trình và tác dụng

Tráng men răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng men răng nhân tạo tráng bên ngoài bề mặt răng. Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp mòn men răng, men răng mỏng và thiểu sản men răng. Nếu đang có ý định thực hiện, bạn đọc đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.

tráng men răng
Tráng men răng sử dụng men răng nhân tạo (hydroxyapatite) để củng cố độ chắc khỏe của răng

Tráng men răng là gì? Tác dụng mang lại

Tráng men răng là phương pháp sử dụng men răng nhân tạo phủ bên ngoài lớp men răng thật. Men răng nhân tạo thường được làm từ canxi phosphate hay còn gọi là hydroxyapatite và được sử dụng để củng cố độ dày của men răng thật trong trường hợp mòn men răng, thiểu sản men răng,…

Như đã biết, men răng là cơ quan vô cùng cứng chắc bao bọc bên ngoài mỗi chiếc răng. Vai trò của men răng là bảo vệ ngà răng, tủy răng và ngăn cách nhiệt độ, axit từ thức ăn khiến cho răng không bị ê buốt và đau nhức. Tuy nhiên, men răng có thể bị mòn do thói quen ăn uống và sinh hoạt không phù hợp. Khác với các cơ quan khác, men răng không chứa tế bào sống nên tổn thương ở cơ quan này không thể phục hồi – đây là lý do tráng men răng ra đời.

Tráng men răng được phát triển từ các chuyên gia người Nhật Bản. Phương pháp này chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận nên không được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, với tác dụng bồi đắp và củng cố lớp men răng, tráng men răng hứa hẹn sẽ mang lại giải pháp tối ưu cho những người bị mòn men răng và thiểu sản men răng.

Tráng men răng bao nhiêu tiền? Chi phí cụ thể

Tráng men răng hết bao nhiêu tiền là vấn đề nhiều bạn đọc băn khoăn. Theo khảo sát, chi phí thực hiện phương pháp này sẽ dao động khoảng 200.000 – 500.000 đồng/ răng.

Nhìn chung, giá tráng men răng tương đối hợp lý và thấp hơn khá nhiều so với bọc răng sứ, dán sứ Veneer. Do đó, mặc dù chưa được WHO công nhận nhưng vẫn có nhiều người lựa chọn phương pháp này.

Khi nào nên tráng men răng?

Tráng men răng sử dụng men răng nhân tạo để tái tạo, bồi đắp và củng cố men răng thật bị hư hại. Do đó, kỹ thuật này thường được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

tráng men răng
Tráng men răng là giải pháp cho những người bị mòn men răng và thiểu sản men răng
  • Mòn men răng: Người bị mòn men răng thường gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Do đó, các bác sĩ có thể chỉ định tráng men răng để củng cố độ cứng chắc của lớp men răng ngoài cùng. Như vậy, ngà răng và tủy răng bên trong sẽ được bảo vệ tốt, đồng thời có thể ăn nhai một cách thoải mái.
  • Thiểu sản men răng: Thiểu sản men răng là tình trạng thiếu hụt men răng do di truyền, bẩm sinh hoặc do thiếu khoáng chất trong quá trình mọc răng. Thiếu men răng khiến cho răng không đều màu và thường xuyên ê buốt, đau nhức khi ăn uống.
  • Men răng mỏng: Một số người có cấu trúc men răng mỏng hơn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nguy cơ cao bị ê buốt răng, răng nhạy cảm, mòn men và sâu răng. Vì vậy, một số người chủ động tráng men răng để bảo vệ răng và phòng ngừa các vấn đề kể trên.

Ngoài ra, tất cả những trường hợp muốn cải thiện độ cứng chắc của men răng cũng có thể thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng để tránh những can thiệp không cần thiết.

Quy trình tráng men răng

Tráng men răng là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản. Phương pháp này hoàn toàn không xâm lấn vào cấu trúc răng nên có các bước thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Tráng men răng thường sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút theo các bước sau:

tráng men răng
Tráng men răng là phương pháp không xâm lấn nên quy trình khá đơn giản và không phải chăm sóc quá kỹ sau khi thực hiện
  • Bước 1: Bác sĩ sẽ làm sạch và chuẩn bị bề mặt răng ở những vị trí cần tráng men. Trong trường hợp có nhiều cao răng, bác sĩ sẽ yêu cầu cạo vôi răng trước khi thực hiện để đạt hiệu quả cao hơn.
  • Bước 2: Tiến hành tráng men răng nhân tạo lên bề mặt răng và lần lượt thực hiện với các răng còn lại.
  • Bước 3: Sửa soạn lại lớp men răng nhân tạo để đảm bảo bề mặt được mịn láng, bằng phẳng và không bị cộm, vướng khi ăn uống.
  • Bước 4: Chiếu đèn laser để làm cứng men răng nhân tạo và giúp men răng bám chắc hơn vào răng thật.
  • Bước 5: Bác sĩ kiểm tra lại và tư vấn cách chăm sóc.

Tráng men răng là phương pháp khá đơn giản nên không phải kiêng cữ nhiều sau khi thực hiện. Tuy nhiên để men răng nhân tạo bám chắc vào răng thật, bạn nên tránh ăn uống và đánh răng trong khoảng 2 – 3 giờ sau khi thực hiện. Ngoài ra, nên hạn chế dùng thức ăn quá nóng/ quá lạnh, món ăn chứa nhiều axit, thực phẩm khô, cứng,… để giữ lớp men răng nhân tạo được lâu dài.

Ưu nhược điểm của phương pháp tráng men răng

Tráng men răng là phương pháp chưa được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận. Do đó, không ít người lo ngại về hiệu quả cũng như tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp này mang lại khá nhiều ưu điểm.

– Ưu điểm của phương pháp tráng men răng:

  • Củng cố men răng: Men răng có cấu trúc cứng chắc giúp bảo vệ ngà răng và tủy răng. Tuy nhiên, tổn thương ở men răng không thể hoàn nguyên. Do đó, tráng men răng có thể củng cố độ cứng chắc của men răng và giúp tăng hiệu quả bảo vệ ngà răng, tủy răng.
  • Cải thiện các vấn đề nha khoa: Tráng men răng có thể cải thiện một số vấn đề nha khoa thường gặp như mòn men răng và thiểu sản men răng. Ngoài ra, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả đối với sâu răng nhẹ.
  • Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về răng miệng: Tráng men răng có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh răng miệng như sâu răng, mòn men răng, răng nhạy cảm,… Phòng ngừa các bệnh về răng miệng sẽ giúp răng duy trì được độ chắc khỏe và kéo dài tuổi thọ.
  • Cải thiện màu răng: Ngoài những hiệu quả đối với sức khỏe răng miệng, tráng men răng còn giúp cải thiện màu răng. Tráng men răng nhân tạo giúp làm trắng răng, phục hồi lại hàm răng trắng sáng và nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, tráng men chỉ giúp cải thiện phần nào màu sắc răng nên những người bị xỉn màu răng nghiêm trọng cần can thiệp tẩy trắng răng chuyên sâu.
  • Tiết kiệm chi phí: Trước đây, muốn cải thiện các vấn đề về men răng chỉ có thể dán sứ hoặc bọc răng sứ. Tuy nhiên, các phương pháp này thường có chi phí cao. Chính vì vậy, tráng men răng còn có một ưu điểm khác là chi phí hợp lý và thấp hơn rất nhiều so với dán sứ, bọc răng sứ.

– Nhược điểm của phương pháp tráng men răng:

nhược điểm tráng men răng
Tráng men răng có thể gây ra tình trạng răng không đều, bề mặt răng cộm và vướng
  • Độ bền không cao: Lớp men răng nhân tạo sẽ bị bào mòn dần theo thời gian nên phải thực hiện lại sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, vì chi phí khá thấp nên khách hàng cũng khó có thể đòi hỏi phương pháp này mang lại độ bền cao.
  • Răng không đều màu: Lớp men nhân tạo sẽ dễ bị vỡ, mẻ khi ăn uống làm lộ màu răng thật bên trong. Điều này sẽ khiến cho bề mặt không đều màu và bị lỗ chỗ. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này ít nhiều cũng khiến cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp.
  • Hiệu quả tẩy trắng răng kém: Tráng men răng có thể cải thiện màu sắc răng nhưng không thể so sánh hiệu quả với các phương pháp tẩy trắng răng chuyên sâu. Do đó, nếu răng bị xỉn màu và ố vàng nặng, nên xem xét tẩy trắng răng thay vì tráng men.

Nhìn chung, tất cả các phương pháp nha khoa đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tốt nhất, bạn nên xem xét nhu cầu của bản thân để lựa chọn được giải pháp phù hợp. Ngoài tráng men răng, các phương pháp như dán sứ Veneer, bọc răng sứ và tẩy trắng răng cũng là lựa chọn bạn có thể cân nhắc.

Tráng men răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng men răng nhân tạo để củng cố, tái tạo lớp men bên ngoài. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp này và cân nhắc được phương pháp phù hợp. Hiện tại, có khá ít cơ sở thực hiện tráng men răng nên bạn cần lưu ý lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, đáng tin cậy.

Tham khảo thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!