Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite là kỹ thuật sử dụng composite chữa sâu ngà răng và phục hồi tổn thương mô cứng. Kỹ thuật này phù hợp với những bệnh nhân bị mòn cổ chân răng, sâu cổ răng không có tổn thương sâu sát tủy và sâu ngà răng. Tùy thuộc vào tình trạng mà laser có thể được dùng để hỗ trợ.
Thế nào là điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite?
Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite là kỹ thuật sử dụng composite để phục hồi tổn thương mô cứng ở bệnh nhân bị sâu ngà răng. Kỹ thuật này được đánh giá là chất lượng hơn so với các vật liệu thông thường.
Composite là một vật liệu tổng hợp, có màu sắc như răng thật, có độ bền, khả năng chịu lực và chịu sự mài mòn cao, tuổi thọ kéo dài hơn so với những vật liệu khác. Ngoài ra việc sử dụng vật liệu này còn giúp phục hồi chức năng nhai của răng thật, an toàn đối với cơ thể và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Sâu ngà răng là thuật ngữ y tế được dùng để chỉ thương tổn (lỗ sâu) ở ngà răng. Những người có tình trạng này thường có lỗ sâu răng lớn, men răng bị hỏng hoặc vỡ, tăng tính nhạy cảm dẫn đến nhói buốt răng khi ăn thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt. Nguyên nhân là do ngà răng nằm dưới lớp men răng cứng, bao bọc ống tủy và tủy răng.
Khi điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite, một lượng composite thích hợp được dùng để trám bít lỗ sâu. Điều này giúp phục hình răng và tránh ống tủy tiếp xúc với môi trường ngoài. Từ đó duy trì chức năng nhai và hạn chế cảm giác khó chịu.
Chỉ định
Những trường hợp được chỉ định điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite:
- Sâu ngà răng (bao gồm sâu ngà răng sữa và sâu ngà răng vĩnh viễn)
- Mòn cổ chân răng hoặc sâu cổ răng loại V
- Mô cứng ở cổ răng bị tổn thương không do sâu răng
Chống chỉ định
Những trường hợp không được sử dụng composite điều trị sâu ngà răng:
- Dị ứng với vật liệu composite
- Tổn thương sát tủy
- Sâu ngà răng mất nhiều mô cứng, khó hoặc không thể giữ khối lượng phục hồi
Quy trình điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite
Trước khi chữa sâu ngà răng phục hồi bằng composite, bác sĩ kiểm tra tổn thương thực thể tại răng ảnh hưởng. Cụ thể kiểm tra lỗ sâu, đánh giá mức độ răng ê buốt, đánh giá tổn thương trong hình ảnh X-quang.
Chuẩn bị:
- Phương tiện cách ly cô lập răng
- Tay khoan và mũi khoan
- Bộ cụng cụ hàn composite
- Hệ thống laser nha khoa
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Hướng dẫn bệnh nhân ngồi trên ghế nha khoa, đánh giá răng tổn thương và tình trạng toàn thân.
-
Bước 2: Sửa soạn xoang hàn
- Mở rộng bờ men bằng đầu laser để bọc lộ rõ xoang sâu
- Làm sạch mô ngà hoại tử
- Súc rửa bằng nước muối sinh lý nhiều lần để làm sạch xoang hàn
- Bước 3: Hàn lớp bảo vệ tủy. Dùng GIC, MTA hoặc một vật liệu khác để bảo vệ tủy, thường dùng 1 lớp dưới 1mm
- Bước 4: Chỉnh sửa lại thành của xoang hàn, đảm bảo sự lưu giữ tối đa cho răng
- Bước 5: Sử dụng composite có màu sắc phù hợp với răng. Dùng axít phosphoric 37% etching men răng và ngà răng trong vòng 20 giây
- Bước 6: Rửa sạch xoang hàn và làm khô
- Bước 7: Phủ keo dán dính lên bề mặt răng và composite
- Bước 8: Chiếu đèn 20 giây
- Bước 9: Đặt vào lỗ sâu từng lớp composite dưới 2 mm
- Bước 10: Chiếu đèn quang trùng khoảng 20 đến 40 giây để vật liệu composite áp sát vào lỗ sâu và đông cứng, đảm bảo phục hồi chức năng nhai của răng và chịu lực tốt
- Bước 11: Kiểm tra khớp cắn, làm nhẵn và tạo hình răng phục hồi để hoàn thiện kỹ thuật.
Lợi ích của điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite
Tác dụng của kỹ thuật:
- Trám bít lỗ sâu ngà răng
- Phục hình răng hỏng, đảm bảo chức năng nhai sau điều trị
- Bảo vệ ống tủy, ngăn viêm tủy răng và tránh tủy tiếp xúc với môi trường ngoài
- Giảm tính nhạy cảm cho răng, hạn chế cảm giác khó chịu
Ngoài ra phương pháp này mang đến nhiều lợi ích khác cho quá trình điều trị răng sâu ngà, bao gồm:
- Màu sắc vật liệu tương tự răng thật, làm tăng tính thẩm mỹ của răng
- Composite là vật liệu dùng phổ biến trong nha khoa, có độ bền cao
- Composite có khả năng chịu lực và chịu sự mài mòn cao
- Có độ lành tính cao, an toàn đối với cơ thể. Hầu hết trường hợp không bị kích ứng sau điều trị
- Tạo hình chi tiết và tỉ mỉ
- Bảo vệ tối đa răng thật
- Chi phí hợp lý.
Biến chứng sau điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite
Đây là một phương pháp điều trị sâu ngà răng và phục hồi chức năng nhai hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên những trường hợp nặng, tổn thương nhiều mô cứng có thể gặp một số vấn đề dưới đây:
- Mất nhiều mô cứng của răng: Cần tiến hành hàn để phục hồi lại mô cứng
- Tổn thương hở tủy: Dùng vật liệu thích hợp để chụp tủy trong quá trình điều trị
- Viêm tủy răng: Điều trị tủy.
- Viêm tủy răng hoại tử: Tiến hành điều trị tủy.
- Viêm quanh cuống: Dùng thuốc và một số kỹ thuật điều trị viêm quanh cuống răng.
Lưu ý khi điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite
Khi dùng composite chữa sâu ngà răng phục hồi, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang đánh giá cụ thể răng bị thương.
- Điều trị sâu ngà răng bằng composite theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Điều trị sâu ngà răng tại nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn, phòng ngừa nhiễm trùng và tăng tính hiệu quả.
- Theo dõi triệu chứng sau điều trị vì một số biến chứng có thể xảy ra. Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
- Bệnh nhân ăn uống bình thường sau điều trị. Tuy nhiên cần tránh cắn thức ăn quá cứng. Ngoài ra không nên ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá ngọt hoặc chua để tránh tổn thương men răng, sâu ngà răng tái phát.
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần. Dùng thêm nước súc miệng để tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên bề mặt răng.
- Dùng kem đánh răng có chứa flour để cải thiện men răng, tái khoáng răng, bảo vệ men răng cũng như phòng ngừa sâu ngà răng tái diễn sau điều trị.
Chi phí chữa sâu ngà răng phục hồi bằng composite
Chữa sâu ngà răng phục hồi bằng composite có giá 300.000 VNĐ/ răng. Chi phí này có thể chênh lệch ở một số nha khoa/ bệnh viện. Ngoài ra chi phí điều trị giảm đáng kể ở bệnh nhân sử dụng bảo hiểm y tế.
Kỹ thuật điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng composite cần được xem xét và chỉ định dựa trên tình trạng, bảo vệ răng thật tối đa, tránh tổn thương tủy. Sau quá trình điều trị, theo dõi tình trạng, thăm khám nếu đau đớn, ê buốt hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Trẻ Bị Sâu Răng Vào Tuỷ Là Do Đâu? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Sâu răng có lây không? Có di truyền không?
Top 5 Thuốc Xịt Chống Sâu Răng Cho Bé 1 – 5 tuổi Tốt Nhất
Top 10 Thuốc Trị Sâu Răng Cho Bé An Toàn Mẹ Nên Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!