Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ lý do tại sao. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn đọc nên trang bị những thông tin hữu ích trong bài viết để biết cách khắc phục an toàn và hiệu quả.
Tại sao thiếu Vitamin C gây chảy máu chân răng?
Chảy máu chân răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thiếu hụt chất dinh dưỡng là nguyên nhân tương đối phổ biến. Thiếu vitamin C đã được xác định có liên quan đến chảy máu chân răng và một số vấn đề nha khoa thường gặp khác.
Vitamin C thường được biết đến với tác dụng nâng cao sức đề kháng, miễn dịch và gia tăng khả năng phục hồi khi bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn tham gia vào quá trình tạo collagen. Collagen là một loại protein dạng sợi có trong tất cả các mô của cơ thể, đặc biệt tập trung nhiều ở da, niêm mạc và nướu răng. Collagen có chức năng liên kết các tế bào, đảm bảo da, niêm mạc và nướu được đàn hồi.
Thiếu vitamin C đồng nghĩa với việc quá trình tổng hợp collagen bị gián đoạn. Lượng collagen thấp khiến cho nướu răng trở nên lỏng lẻo, kém đàn hồi và không ôm sát vào chân răng. Tình trạng này khiến cho răng bị lung lay, chảy máu chân răng, nướu răng sưng đỏ và đau nhức dai dẳng.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng bao gồm thiếu vitamin C. Tuy nhiên, rất ít người bị thiếu loại vitamin này. Do vitamin C có ở hầu hết các loại rau củ, trái cây và các loại hạt. Thiếu vitamin C thường xảy ra ở phụ nữ mang thai do nhu cầu dinh dưỡng tăng, người bị tiêu chảy mãn tính, cường giáp, hút thuốc lá, nghiện rượu,…
Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C và các nguyên nhân khác không có sự khác biệt. Để xác định được nguyên nhân cụ thể, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng đi kèm. Thiếu vitamin C không chỉ gây chảy máu chân răng mà còn đi kèm với các biểu hiện như da sạm, sần sùi, da chùng nhão, kém đàn hồi, móng tay giòn, ngả màu vàng, da xuất hiện các đốm bầm tím, quá trình lành thương diễn ra chậm, khớp sưng đỏ, đau nhức,… Ngoài ra, bạn cũng có thể thăm khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.
Cách khắc phục chảy máu chân răng do thiếu vitamin C
Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tình trạng này cần được khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng răng lung lay, đau nhức và gãy, rụng.
Sau khi bác sĩ đã xác định được nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do thiếu vitamin C, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như sau:
1. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Đối với chảy máu chân răng do thiếu vitamin C, bạn có thể cải thiện bằng cách cung cấp vitamin C cho cơ thể. Loại vitamin này có trong nhiều loại thực phẩm như rau xanh, các loại củ, hạt, đậu, ngũ cốc và trái cây. Nguồn vitamin C dồi dào trong thực phẩm sẽ giúp cải thiện sức khỏe làn da, giảm hiện tượng chảy máu chân răng và phục hồi nướu răng.
Phần lớn các thực phẩm giàu vitamin C đều có nguồn gốc từ thực vật. Do đó, bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Dưới đây là những loại thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng:
- Ớt chuông (nên chọn ớt chuông đỏ, cam và vàng)
- Quả kiwi
- Các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, chanh, bưởi,…
- Cà chua, dưa leo
- Các loại rau như súp lơ, bắp cải, cải thìa,…
- Các loại củ như khoai lang, khoai tây, củ dền,…
Vitamin C trong thực phẩm an toàn với cơ thể và dễ hấp thu. Ngoài các món ăn, bạn cũng có thể dùng thức uống từ cam, quýt, bưởi,… để cung cấp vitamin C cho cơ thể. Chỉ sau khoảng 2 – 3 tuần, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện rõ rệt.
2. Sử dụng viên uống vitamin C
Trong trường hợp thiếu vitamin C khi mang thai hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý như cường giáp, nghiện rượu,… bác sĩ sẽ chỉ định dùng viên uống bổ sung. Liều lượng bổ sung vitamin C sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định và cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Các viên uống vitamin C thường được uống trước khi ăn sáng vì đây là thời điểm cơ thể hấp thu tốt. Tuy nhiên, nếu có vấn đề về dạ dày, nên uống sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ. Không nên uống sau bữa trưa và bữa tuổi vì dễ gây mất ngủ và gia tăng nguy cơ sỏi thận.
Bổ sung vitamin C ở dạng viên uống tương đối an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tác dụng phụ, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng:
- Dùng đúng liều lượng và đúng cách được chỉ định.
- Có thể uống vitamin C cùng với sắt để tăng khả năng hấp thu sắt.
- Uống Vitamin C có thể gây sỏi thận. Do đó, nên uống vào buổi sáng, đồng thời cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và vận động thường xuyên để hạn chế nguy cơ tạo sỏi.
- Sau khi chảy máu chân răng được cải thiện, bạn nên ngưng dùng vitamin C dạng uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó, có thể bổ sung vitamin C thông qua các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu và hạt.
3. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Khi bị chảy máu chân răng do thiếu vitamin C, răng và nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch kém. Đây là điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển mạnh gây ra nhiều vấn đề nha khoa. Vì vậy khi bị chảy máu chân răng do thiếu vitamin C, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách.
Các biện pháp chăm sóc răng miệng nên thực hiện khi bị chảy máu chân răng do thiếu vitamin C:
- Sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh để giảm áp lực lên răng và nướu. Khi chải răng, nên di chuyển bàn chải theo chiều dọc và thao tác nhẹ nhàng để tránh hiện tượng chảy máu. Nên đánh răng 2 – 3 lần/ ngày để loại bỏ mảng bám và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Dùng thêm nước súc miệng sát khuẩn để ngăn vi khuẩn phát triển và phòng ngừa các bệnh răng miệng thường gặp. Đối với người bị chảy máu chân răng, súc miệng còn giúp sát khuẩn vị trí nướu bị chảy máu và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.
- Sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám trong kẽ răng.
- Trong thời gian bị chảy máu chân răng, nên kiêng các thức ăn, đồ uống chứa nhiều gia vị, cồn và đặc biệt là nhiều axit. Ngoài ra, nên tránh dùng món ăn cứng, dai và khô trong thời gian này vì có thể kích thích nướu răng dẫn đến chảy máu nhiều.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ tại sao thiếu Vitamin C gây chảy máu chân răng và cách khắc phục hiệu quả. Nếu tình trạng không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp kể trên, bạn nên tái khám để can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị Chảy Máu Chân Răng Nên Ăn Gì để cải thiện và phòng ngừa
Viêm Lợi, Chảy Máu Chân Răng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
10 Cách Trị Chảy Máu Chân Răng Hôi Miệng Tại Nhà cực đơn giản
Bị Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai: Nguyên nhân, Cách chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!