Dùng thuốc giảm đau răng cho bà bầu tiềm ẩn không ít rủi ro và nguy cơ. Để đảm bảo an toàn, chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết và bắt buộc phải tham khảo ý kiến của dược sĩ/ bác sĩ.
Có nên dùng thuốc giảm đau răng cho bà bầu?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, sâu răng,… Ngoài những nguyên nhân phổ biến như vệ sinh răng miệng kém và chế độ ăn nhiều đường, các bệnh răng miệng ở bà bầu còn có liên quan đến tăng hormone progesterone, thiếu chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch suy giảm.
Các vấn đề răng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai và điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng của thai nhi. Do đó, không ít mẹ bầu muốn sử dụng thuốc để giảm đau nhức răng và có thể ăn nhai thoải mái hơn. Tuy nhiên, dùng thuốc trong thai kỳ tiềm ẩn không ít rủi ro – đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Thực tế, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trong thai kỳ do tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và nguy cơ. Nếu mức độ đau không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng cách giảm đau răng cho bà bầu an toàn. Trong trường hợp cần thiết, vẫn có thể sử dụng thuốc nhưng bắt buộc phải tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ.
Các loại thuốc giảm đau răng có thể dùng cho bà bầu
Có khá nhiều loại thuốc giảm đau răng nhưng không phải loại thuốc nào cũng an toàn cho bà bầu. Nếu bị đau nhức răng khi đang mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng một số nhóm thuốc sau đây:
1. Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa được sử dụng phổ biến nhất. Loại thuốc này có thể dùng để giảm đau trong nhiều trường hợp khác nhau như đau đầu, đau vai gáy, đau thắt lưng, đau răng,… Paracetamol là loại thuốc giảm đau được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu gặp phải tình trạng đau nhức răng có thể sử dụng Paracetamol để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến dược sĩ/ bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần tuân thủ liều lượng được chỉ định để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Không sử dụng Paracetamol cho bà bầu trong những trường hợp sau đây:
- Suy gan, suy thận nặng
- Thiếu hụt G6PD
- Tiền sử nghiện rượu
- Thiếu máu nhiều lần
- Dị ứng, quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
Paracetamol tương đối an toàn ở liều điều trị. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên chú ý các biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng. Ngay khi có dấu hiệu, nên thông báo ngay với bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn hướng xử trí.
2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là thuốc giảm đau thông dụng có phạm vi chỉ định rộng. Tuy nhiên, loại thuốc này không được khuyến cáo dùng trong thai kỳ do tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ. Dù vậy, một số loại NSAID như Ibuprofen vẫn có thể được dùng trong 3 tháng giữa thai kỳ để giảm đau đầu, đau nhức răng hoặc bất cứ trường hợp nào có triệu chứng đau nhưng không có đáp ứng với Paracetamol.
Thuốc chống viêm không steroid có hiệu quả giảm đau và chống viêm tốt. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, rủi ro khi dùng thuốc thấp hơn so với 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Ở giai đoạn đầu, sử dụng Ibuprofen có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Trong khi đó, dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ra một số vấn đề như đóng sớm ống động mạch tử cung dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, vô niệu ở trẻ sơ sinh, ít nước ối, làm chậm quá trình sinh nở và gia tăng nguy cơ chảy máu kéo dài. Vì tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên Ibuprofen thường chỉ được dùng một vài liều trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Chống chỉ định thuốc chống viêm không steroid (NSAID):
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Tiền sử nổi mề đay, lên cơn hen cấp khi dùng Aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid khác
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc bệnh tạo keo, suy tim sung huyết, suy gan, suy thận,…
- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ
- Bị viêm loét dạ dày tá tràng, tiền sử xuất huyết dạ dày,…
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt, mệt mỏi, nổi mẩn ngứa, buồn nôn, nôn mửa,… Các tác dụng phụ này thường có mức độ nhẹ và hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Dù vậy, bà bầu vẫn nên thông báo với bác sĩ khi gặp phải các tác dụng ngoại ý để được tư vấn cách xử trí kịp thời.
3. Dung dịch súc miệng Chlorhexidine
Ngoài thuốc dạng uống, bà bầu cũng có thể giảm đau răng bằng thuốc dùng ngoài. Dung dịch súc miệng Chlorhexidine có hiệu quả kháng khuẩn tốt nên có thể cải thiện tình trạng sưng nướu và đau nhức răng. Chlorhexidine đã được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, bà bầu bị đau nhức răng có thể sử dụng nước súc miệng Chlorhexidine để cải thiện tình trạng.
Đối với dung dịch súc miệng Chlorhexidine, mẹ bầu nên sử dụng 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi ngủ. Lưu ý, không uống nước hay ăn sau khi sử dụng ít nhất 30 phút.
Dung dịch súc miệng Chlorhexidine hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng. Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý như khô miệng, kích ứng nướu, niêm mạc miệng,…
4. Thuốc gây tê tại chỗ Lidocaine
Thuốc gây tê tại chỗ Lidocaine là loại thuốc giảm đau răng an toàn cho bà bầu. Lidocaine là hoạt chất gây tê có tác dụng phong bế thần kinh, từ đó có thể ngăn chặn tín hiệu đau về não bộ. Nhờ đó, cảm giác đau nhức răng sẽ giảm đi đáng kể sau khi sử dụng.
Mẹ bầu bị đau nhức răng do viêm quanh thân răng, viêm lợi trùm,… có thể sử dụng thuốc gây tê Lidocaine. Thuốc được dùng bằng cách thoa trực tiếp lên nướu răng từ 2 – 3 lần/ ngày. Loại thuốc này tương đối an toàn nhưng chỉ có thể giảm đau khu trú.
5. Các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
Ngoài những loại thuốc giảm đau răng trên, bà bầu cũng có thể dùng một số sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như:
- Thuốc trị sâu răng, giảm đau nhức răng thảo dược Nam Hoàng
- Sản phẩm hỗ trợ giảm đau nhức răng Thiên Phúc
- Nước súc miệng thảo dược An Thảo hỗ trợ giảm đau nhức răng
- Thuốc giảm đau nhức răng thảo dược Dentanalgi
- Thuốc trị đau răng Dạ Liên Thảo
- Sản phẩm hỗ trợ giảm đau răng Thanh Mộc Hương
Các sản phẩm này có hiệu quả giảm đau tương đối tốt nhờ có thành phần Menthol từ long não, bạc hà hoặc Eugenol từ trầu không, đinh hương,… Ưu điểm của các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên là độ an toàn cao, có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và bà bầu.
Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng cho bà bầu
Sử dụng thuốc giảm đau răng cho bà bầu có thể cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu do các vấn đề nha khoa gây ra. Tuy nhiên trước khi sử dụng, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian mang thai – kể cả các loại thuốc dùng ngoài.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý tăng liều hoặc dùng nhiều hơn thời gian quy định.
- Đau răng là triệu chứng của nhiều vấn đề nha khoa. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ bầu nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị. Chỉ khi các vấn đề nha khoa được điều trị dứt điểm, tình trạng đau nhức răng mới có thể cải thiện hoàn toàn.
- Để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, bà bầu nên áp dụng một số cách giảm đau răng tại nhà. Các biện pháp này phần nào có thể làm giảm cơn đau, cảm giác ê buốt và hạn chế tối đa tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường,… để hỗ trợ cải thiện các vấn đề nha khoa. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng nên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.
Hy vọng qua bài viết, mẹ bầu đã hiểu rõ có nên dùng thuốc giảm đau răng trong thai kỳ hay không. Đồng thời nắm rõ các loại thuốc an toàn và những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Trong trường hợp răng đau nhức nhiều, mẹ bầu nên đến phòng khám kiểm tra để kịp thời điều trị.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Gợi Ý 11 Cách Chữa Đau Răng Nhanh Nhất Đừng Bỏ Lỡ
#6 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Nhanh Nhất và Lưu Ý
Đau Răng Ăn Thịt Trâu Được Không? Vì Sao Nên Kiêng?
Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt: Nguyên nhân và cách xử lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!