Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Phần lớn các trường hợp không thể tự khỏi, cần chăm sóc và điều trị y tế. Tuy nhiên ở những trường hợp nhẹ, răng đẩy lợi và mọc đúng hướng, viêm lợi trùm có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không
Tìm hiểu viêm lợi trùm có tự khỏi được không, các phương pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả

Tổng quan về viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm xảy ra ở mô nướu xung quanh răng đang mọc. Nướu răng giúp cổ định và bảo vệ răng trên cung hàm. Tuy nhiên nó có thể phát triển quá mức, trùm lên răng đang mọc. Điều này làm cản trở quá trình mọc răng.

Mặt khác sự mọc răng kích thích viêm lợi trùm (thường gặp trong quá trình mọc răng khôn). Khi điều này xảy ra, nướu răng của bạn sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, nóng và phù nề, bên trong chứa dịch có mùi hôi, răng đau nhức, ăn uống khó khăn. Nhiều trường hợp còn bị sốt và sưng hạch.

Ngoài ra viêm lợi trùm tạo khoảng trống giữa nướu và răng. Thức ăn có thể mắc kẹt ở vị trí này và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây sâu răng khôn, viêm tủy răng khôn, viêm nướu răng tiến triển và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không?

Viêm lợi trùm thường xảy ra ở răng khôn. Tinh trạng viêm gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, tạo cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến ăn uống. Vậy viêm lợi trùm có tự khỏi được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, viêm lợi trùm có tự khỏi được hay không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Những trường hợp viêm nhẹ và có răng phát triển bình thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị y tế.

Viêm lợi trùm ở mức độ nhẹ và răng phát triển bình thường sẽ tự khỏi
Viêm lợi trùm ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi hoặc giảm nhanh bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà

Những trường hợp có răng không thể đẩy lợi và phát triển bình thường cần được chăm sóc và điều trị y tế để sớm khắc phục. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các trường hợp viêm lợi trùm không thể tự khỏi.

Mặt khác trước khi viêm lợi trùm khỏi hẳn, các triệu chứng thường gây khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động ăn uống. Chính vì thế mà người bệnh thường tìm gặp bác sĩ và điều trị y tế ngay cả khi tình trạng này có thể tự khỏi.

Viêm lợi trùm răng khôn có mủ hoặc có vi khuẩn phát triển thường tái phát nhiều lần hoặc không thể điều trị dứt điểm nếu không được can thiệp y tế. Lâu ngày dẫn đến viêm lợi trùm mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng (nhiễm trùng huyết, viêm tủy răng khôn). Do đó, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám và xác định hướng xử lý.

Viêm lợi trùm bao lâu khỏi?

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng và phương pháp điều trị có thể quyết định thời gian chữa khỏi viêm lợi trùm. Đối với trường hợp lợi trùm bị viêm nhẹ, răng mọc bình thường và không có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm lợi trùm sẽ thuyên giảm đáng kể trong vòng 4 – 7 ngày, không cần điều trị y tế. Tuy nhiên tình trạng viêm có thể tái phát trong tương lai.

Những trường hợp viêm nặng và có nhiễm trùng, viêm lợi trùm có thể được chữa khỏi trong vòng 7 ngày bằng các phương pháp phù hợp. Những trường hợp nhổ răng khôn, chọc hút mủ… có thể cần 1 – 2 tháng để dùng kháng sinh và chữa khỏi hoàn toàn.

Chăm sóc và điều trị viêm lợi trùm

Điều trị viêm lợi trùm cần dựa vào mức độ nghiêm trọng. Thông thường bệnh nhân sẽ được thăm khám và chụp X-quang để đánh giá tình trạng. Từ đó lựa chọn phương pháp thích hợp.

Những biện pháp chăm sóc và điều trị thường được dùng trong điều trị viêm lợi trùm:

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Những trường hợp nhẹ có thể áp dụng cách chữa viêm lợi trùm tại nhà để giảm nhanh triệu chứng. Bao gồm:

Dùng dầu dừa trị viêm lợi trùm
Dùng dầu dừa trị viêm lợi trùm, làm dịu vùng lợi sưng viêm, giảm đau và kháng khuẩn
  • Chải răng đúng cách: Dùng bàn chải mềm và có đầu chải nhỏ để vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn xong. Chải răng nhẹ nhàng, khắp các bề mặt của răng trong 2 phút để làm sạch hoàn toàn mảng bám và vụn thức ăn. Chú ý loại bỏ vụn thức ăn mắc kẹt vào kẽ hở giữa răng và nướu.
  • Dùng kem đánh răng trị viêm lợi: Lựa chọn kem đánh răng trị viêm lợi để tăng khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy chữa lành mô nướu sưng đau.
  • Dùng dung dịch súc miệng: Để tăng khả năng làm sạch, hãy dùng dung dịch nước súc miệng sau khi ăn xong. Nên lựa chọn dung dịch nước súc miệng có chứa Chlorhexidine hoặc Hexetidine, sử dụng từ 7 – 10 ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa: Làm sạch thức ăn ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Điều này giúp ngăn mảng bám và vụn thức ăn tích tụ, tránh vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm lợi trùm răng khôn có mủ.
  • Súc miệng với nước muối: Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm. Sau đó dùng dung dịch này súc miệng trong 1 phút. Nước muối giúp sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm viêm, đau và sưng ở mô nướu.
  • Dùng dầu dừa: Cho 1 đến 2 thìa dầu dừa vào miệng, ngậm và đảo đều trong miệng khoảng 20 phút. Dầu dừa chứa axit lauric giúp làm dịu lợi sưng viêm, giảm đau và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ: Khi bị viêm lợi trùm, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh. Biện pháp này giúp làm dịu lợi trùm bị viêm, phục hồi thể trạng và tăng khả năng chống khuẩn.
  • Súc miệng với tinh dầu đinh hương: Đinh hương chứa những hoạt chất giúp trị viêm, giảm sưng và giảm đau tự nhiên. Đồng thời trị loét và tăng tốc độ chữa lành lợi viêm. Nhỏ 3 giọt đinh hương vào 100ml nước ấm. Dùng hỗn hợp để súc miệng trong 30 giây, 3 lần/ ngày.
  • Dùng gel nghệ: Nghệ chứa curcumin giúp chống oxy hóa, chống viêm, làm dịu tình trạng sưng tấy và giảm đau nướu răng. Ngoài ra loại thảo dược này cũng giúp chữa lành vết thương nhanh chóng. Khi dùng, lấy một ít gel nghệ bôi lên lợi trùm bị viêm, giữ trong 10 phút, mỗi ngày 2 lần.

2. Thuốc

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy điều trị viêm lợi trùm bằng thuốc. Các thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu viêm lợi trùm liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định một loại kháng sinh phù hợp như Amoxicillin hoặc Metronidazole. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn tụ mủ, tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan. Đồng thời cho phép mô nướu lành lại.
  • Paracetamol: Thuốc này được chỉ định cho những người bị viêm lợi trùm gây sốt. Paracetamol giúp hạ nhiệt bằng cách tác động lên vùng dưới đồi. Đồng thời giảm đau răng, đau nướu ở mức độ nhẹ và vừa.
  • NSAID: Đây là nhóm thuốc chống viêm không steroid. Thuốc được dùng để giảm viêm lợi, làm dịu lợi trùm bị viêm. Đồng thời giảm sưng và đau hiệu quả.
  • Corticosteroid: Corticosteroid là một trong những loại thuốc giảm đau trị viêm lợi trùm răng khôn thường được sử dụng. Thuốc này dùng cho trường hợp nặng, không đáp ứng với NSAID. Corticosteroid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch. Dùng thuốc giúp giảm mô lợi phù nề và giảm đau do viêm hiệu quả.

3. Cắt lợi trùm

Cắt viêm lợi trùm được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm lợi trùm gây sưng tấy nghiêm trọng kèm theo đau đớn, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng. Trong thủ thuật này, bác sĩ tiến hành cắt lợi trùm dư thừa bằng tia laser ở mức thấp hoặc dùng dao.

Sau khi lợi trùm bị cắt bỏ, tình trạng viêm nhanh chóng mất đi, răng phát triển thuận lợi, không bị đau hay viêm tái phát. Cắt lợi trùm là một thủ thuật đơn giản, có độ an toàn cao. Bệnh nhân được gây tê cục bộ nên không có cảm giác đau đớn khi thực hiện.

Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm giúp răng phát triển thuận lợi, khắc phục tình trạng viêm, ngăn nhiễm trùng phát triển

Thông thường mô nướu sẽ lành lại trong vòng 1 đến 2 tuần khi được chăm sóc tốt. Trong thời gian này, cần tái khám để đánh giá mức độ lành lại của tổn thương, phòng ngừa nhiễm trùng.

4. Chọc hút mủ

Nếu có ổ mủ ở mô nướu và chân răng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu chọc hút mủ (dẫn lưu mủ). Phương pháp này giúp loại bỏ ổ viêm và mủ ứ đọng, ngăn vi khuẩn lây lan. Đồng thời giảm đau nhức và phù nề, ngăn mất răng vĩnh viễn.

Khi dẫn lưu mủ, một đường rạch ngang được tạo ở ổ mủ. Sau đó dẫn lưu mủ và bơm rửa với nước nhiều lần. Điều này giúp đảm bảo mủ ứ đọng được loại bỏ hoàn toàn.

5. Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch, chen chúc làm ảnh hưởng đến răng hàm cận kề
  • Răng khôn mọc ngầm

Sau khi nhổ răng khôn, tình trạng viêm lợi trùm sẽ được chữa dứt điểm, phòng ngừa nhiễm trùng lây lan dẫn đến áp xe răng, viêm nha chu và những tình trạng nghiêm trọng khác. Nhổ răng khôn không làm ảnh hưởng đến chức năng nhai và tính thẩm mỹ nên không cần phải quá lo lắng.

Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc làm ảnh hưởng đến răng hàm cận kề

Bài viết là những thông tin cơ bản về cách điều trị và giải đáp vấn đề “Viêm lợi trùm có tự khỏi được không?”. Nhìn chung viêm lợi trùm có thể tự khỏi ở trường hợp nhẹ, triệu chứng giảm nhanh bằng biện pháp chăm sóc. Những trường hợp nặng hơn không thể tự khỏi, cần can thiệp y tế.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!